Tiếng La Chí (tiếng Trung: 拉基; Hán-Việt: Lạp Cơ; bính âm: lājī, tên tự gọi ở Trung Quốc: li˧˥pu˦ ljo˦; tên tự gọi ở Việt Nam: qu˧˨ te˦˥˧, trong đó qu˧˨ nghĩa là "người"[2]) là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Kra được nói ở Vân Nam, Trung Quốc và ở miền bắc Việt Nam. Có 9.500 người nói tiếng La Chí tại Việt Nam vào năm 1990. Edmondson (2008) ghi nhận có 2.500 người khác ở Mã Quan, Vân Nam, Trung Quốc năm 1995, nhưng Li Yunbing (2000) ghi nhận có 60 người nói tiếng Mã Quan trong tổng số 1.600 người La Chí Mã Quan.

Tiếng La Chí
Khu vựcViệt Nam
Tổng số người nói6.600
Dân tộcLa Chí
Phân loạiTai-Kadai
  • Kra
    • Cờ–Chí
      • Tiếng La Chí
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
lbt – La Chí
lwh – La Chí Trắng
Glottologlach1247[1]
ELPLachi

Phương ngữ sửa

Weera Ostapirat[3] đề xuất ba phân nhánh chính của tiếng La Chí.

  • Bắc (La Chí Hoa hay La Chí Trung Quốc)
  • Trung (La Chí Trắng)
  • Nam (La Chí Đen và Tóc Dài)

Jerold A. Edmondson lưu ý rằng các nhà nghiên cứu Việt Nam gần đây đã không thể định vị được người nói phương ngữ La Chí Trắng. Nó cũng là phương ngữ ít được nghiên cứu nhất của tiếng La Chí. Huyện chí Mã Quan 马关县志 thời Trung Hoa Dân Quốc đặt tên là Lạt Bặc 剌僰 (thêm bộ thủ khuyển 犭cho từ Lạt 剌) và Lạp Kê 拉鸡 (Li 2000: 5).

Phân bố sửa

Kosaka (2000) ghi nhận có 6.000-8.000 người nói tiếng La Chí tại Việt Nam và 2.000 người nói tại Trung Quốc. Người La Chí Mã Quan, Trung Quốc hiện được phân loại là người Tráng (Li 2000), trong khi người La Chí Ma Lật Pha, Trung Quốc, cùng với người Pu Péo, được phân loại là người Di. Người La Chí Việt Nam được phân loại là một dân tộc riêng biệt.

Trung Quốc sửa

Người La Chí tại Trung Quốc sống ở nhiều địa điểm khác nhau ở huyện Mã Quan (马关县), Vân Nam, thuộc châu tự trị Tráng và Miêu Văn Sơn (文山壮族苗族自治州) gần biên giới với tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Theo nhà ngôn ngữ học người Mỹ Jerold A. Edmondson, người La Chí của Trung Quốc được cho là đã chuyển đến vị trí hiện tại của họ vào thời nhà Thanh từ những nơi mà Việt Nam gọi là Mạch Bố 麥布, Mạch Đốc 麥督 và Mạch Hà 麥哈.[4] Ngoài ra, người La Chí cũng được tìm thấy rải rác ở các huyện Diêm Sơn, Khâu Bắc, Tây TrùMa Lật Pha.

Việt Nam sửa

Người La Chí sống chủ yếu ở huyện Xín Mần, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ngoài ra còn có nhiều người La Chí sống ở huyện Bắc Quang ở mạn nam tỉnh Hà Giang. Vì phương ngữ La Chí của Việt Nam có nhiều từ mượn tiếng Trung Quốc, nên người La Chí của Việt Nam nhất định đã di cư từ phía bắc, ở Trung Quốc (Kosaka 2000). Tương tự, người La Chí ở Mã Quan, Vân Nam, Trung Quốc, ngay bên kia biên giới cho rằng tổ tiên của họ đã di cư từ châu A Mê 阿迷, nay là Khai Viễn, Vân Nam. Tại Việt Nam, Jerold Edmondson lưu ý rằng tên tự gọi phổ biến nhất được sử dụng là qu31 te341, trong đó qu31 nghĩa là 'người' (bắt nguồn từ *khraC1 'người' trong ngôn ngữ Kra nguyên thủy).[2] Người La Chí là một dân tộc được công nhận chính thức tại Việt Nam và được chia như sau (Kosaka 2000, Edmondson 2008):

La Chí Tóc Dài (li35pu44 tjoŋ44)

  • Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì — làng lớn nhất; coi như cái nôi

La Chí Đen (li35pu44 pi55)

La Chí Trắng (li35pu44 pu55, ngôn ngữ có lẽ đã biến mất)

  • Bản Pắng, huyện Hoàng Su Phì - người nói đã chuyển sang tiếng Nùng, ngôn ngữ chung của khu vực
  • Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì - người nói đã chuyển sang tiếng Nùng, ngôn ngữ chung của khu vực

Tiếng La Chí cũng được nói ở (Kosaka 2000):

Kosaka (2000) mô tả tuyến đường di cư sau đây đã đưa La Chí của Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì đến các địa điểm khác, tất cả đều ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

  1. Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì
  2. Xã Tân Lập (nay gọi là Xã Tân Thành)
  3. Xã Yên Bình
  4. Xã Vĩ Thượng
  5. Xã Xuân Giang (sau này được chia thành hai xã, bao gồm Nà Khương, nơi tập trung nhiều người La Chí hơn)

Ngữ pháp sửa

Giống như các ngôn ngữ thuộc ngữ chi Kra khác như tiếng Cờ LaoBố Ương, tiếng La Chí đặt từ phủ định ở cuối mệnh đề (Li 2000).

Tham khảo sửa

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Lachic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ a b Edmondson, Jerold A. and Shaoni Li. 2003. "Review of Lajiyu Yanjiu by Li Yunbing." In Linguistics of the Tibeto-Burman Area, 26, no. 1: 163-181.
  3. ^ Ostapirat, Weera (2000). "Proto-Kra". Linguistics of the Tibeto-Burman Area 23 (1): 1-251
  4. ^ Diller, Anthony, Jerold A. Edmondson, and Yongxian Luo ed. The Tai–Kadai Languages. Routledge Language Family Series. Psychology Press, 2008.
  • Diller, Anthony, Jerold A. Edmondson, and Yongxian Luo ed. The Tai–Kadai Languages. Routledge Language Family Series. Psychology Press, 2008.
  • Hoàng Thanh Lịch. 2012. Người La Chí ở Việt Nam / The La Chi in Vietnam. Hà Nội: Nhà xuất bản thông tấn.
  • 李云兵 / Li Yunbing. 2000. 拉基语硏究 / Laji yu yan jiu (A Study of Lachi). Beijing: 中央民族大学出版社 / Zhong yang min zu da xue chu ban she.

Đọc thêm sửa

Liên kết ngoài sửa