Tiếng Maleng
Tiếng Maleng, còn được gọi là Pakatan hay Bo, là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Việt của Lào và Việt Nam.
Tiếng Maleng | |
---|---|
Pakatan | |
Bo | |
Sử dụng tại | Lào, Việt Nam |
Tổng số người nói | 3.700 |
Phân loại | Nam Á
|
Phương ngữ | Atel
Thémarou
Arao
Makang
Malang
Maleng
Tơe
|
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | cả hai:pkt – Pakatanbgl – Bo |
Glottolog | male1282 Maleng[1]bola1249 Bo-Maleng[2] |
ELP | Maleng |
Tiếng Maleng được nói chủ yếu ở Khăm Muộn, Lào.
Tiếng Maleng có hệ thống bốn âm vực giống tiếng Thavưng (phân biệt về cả cao độ).[1]
Tiếng Malieng, mặc dù có tên giống với Maleng, là một phương ngữ của tiếng Chứt (Chamberlain 2003, Sidwell 2009).
Phương ngữ
sửaTiếng Maleng bao gồm ba cụm phương ngữ:[3]
- Maleng (Mã Liềng); Kha Pakatan; Malang; Arem/Harème (Rivière 1902).[4] Phương ngữ con gồm Kha Muong Ben and Kha Bo (Fraisse 1950).[5]
- Mã Liềng, còn gọi là Pa Leng (Đặng Nghiêm Vạn và cộng sự 1986)[6]
- Khả Phong (trước đây là ngoại danh, nay cũng được dùng như danh tự); Maleng Kari; Maleng Bro. Còn gọi là Kha Nam Om (Fraisse 1949).[7] Người Khả Phong sống thành 2 đến 3 làng ở Lào, và một làng ở tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Tiếng kha Phong chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tiếng Lào. Maleng Bro đã được ghi lại bởi Michel Ferlus vào năm 1992 (xem Ferlus 1997[8]) và bởi Cuộc thám hiểm ngôn ngữ Nga-Việt 2012-2013.
Phân bố
sửaTiếng Maleng được nói ở các làng sau của Lào và Việt Nam.[9]
- Tỉnh Khăm Muộn, Lào
- Nậm Huay
- Pưng Kẹt
- Song Khôn
- Thượng nguồn sông Nrông
- Xang Huay E An
- Tỉnh Quảng Bình (hơn 500 người) và tỉnh Hà Tĩnh (ở huyện Hương Khê; 133 người vào năm 2012), Việt Nam[3]
- Hương Lâm
- Hương Liên
- Lâm Hóa
Tham khảo
sửa- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Maleng”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Bo-Maleng”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ a b Babaev, Kirill; Samarina, Irina (2021). Sidwell, Paul (biên tập). A Grammar of May: An Austroasiatic Language of Vietnam. Brill. tr. 12. ISBN 978-9-00446-108-6.
- ^ Rivière, Capitaine M. 1902. Vocabulaires Hang-Tcheh, Khas Xos, Harème. Mission Pavie, Géographie et voyages. IV. Paris: Ernest Leroux.
- ^ Fraisse, André. 1950. Les tribus Sèk et Kha de la province de Cammon (Laos). Bulletin de la Société des études indochinoises 25.3:333–348.
- ^ Đặng Nghiêm Vạn, Chu Thái Sơn, Lưu Hùng. 1986. Les ethnies minoritaires du Vietnam. Hanoi: Editions en langues étrangères.
- ^ Fraisse, André. 1949. Une civilisation de clairière au Laos: le Cammon. Annales de Géographie 58.310:158–161.
- ^ Ferlus, Michel. 1997. Le maleng brô et le vietnamien. Mon-Khmer Studies 27:55–66.
- ^ Babaev, Kirill Vladimirovich [Бабаев, Кирилл Владимирович]; Samarina, Irina Vladimirovna [Самарина, Ирина Владимировна]. 2019. Язык май. Материалы Российско-вьетнамской лингвистической экспедиции / Jazyk maj. Materialy Rossijsko-vetnamskoj lingvisticheskoj ekspeditsii. Moscow: Издательский Дом ЯСК. ISBN 978-5-907117-34-1. (tiếng Nga). p.16.