Tiếng Occitan

ngôn ngữ Rôman được dùng ở miền Nam nước Pháp, Monaco, Ý và Tây Ban Nha

Tiếng Occitan là một ngôn ngữ Rôman được nói ở Occitania, tức là gồm miền Nam nước Pháp, thung lũng Occitan của Ý, Monacothung lũng Aran của Tây Ban Nha. Nó cũng được nói ở vùng Guardia Piemontese (Calabria, Italia). Nó là một trong số các ngôn ngữ chính thức tại Catalonia).[2] Tiếng Occitan hiện đại có quan hệ tương đối gần gũi với tiếng Catalonia[3]. Cách dùng các ngôn ngữ này ở giai đoạn đầu thời trung cổ cho thấy chúng có thể được coi là phương ngữ của cùng một ngôn ngữ. Thuật ngữ Provençal thường được sử dụng để chỉ tiếng Occitan[4].

Tiếng Occitan
occitan, lenga d'òc
Sử dụng tạiPháp
Tây Ban Nha
Italia
Monaco
Tổng số người nói1.000.000-3.700.000[1]
Phân loạiẤn-Âu
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Chính thức công nhận tại Catalunya, Tây Ban Nha, (với tên gọi Aran ở thung lũng Aran).
Quy định bởiHọc viện Occitan đang tiến hành
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1oc
ISO 639-2oci
ISO 639-3oci

Khu vực mà tiếng Occitan được dùng phổ biến trong lịch sử là nơi sinh sống của 14 triệu người. Tiếng Occitan có thể được coi là ngôn ngữ mẹ đẻ của 1,5 triệu người [5] tại Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Monaco. Tại Monaco, tiếng Occitan cùng tồn tại với tiếng Monégasque Ligure, một ngôn ngữ bản địa khác[6].

Phương ngữ

sửa
  • Phương ngữ Ôvecnhơ
  • Phương ngữ Gaxcônhơ
  • Phương ngữ Lăngghơđốc
  • Phương ngữ Limousin
  • Phương ngữ Prôvăngxơ
  • Phương ngữ Vivaro-Alpin

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Gencat.net”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2010.
  2. ^ As stated in its Statute of Autonomy approved. See Article 6.5 in the Parlament-cat.net Lưu trữ 2013-08-26 tại Wayback Machine, text of the 2006 Statute of Catalonia (PDF)
  3. ^ Smith and Bergin, Old Provençal Primer, p. 9
  4. ^ Dalby, Andrew (1998). “Occitan”. Dictionary of Languages (ấn bản thứ 1). Bloomsbury Publishing plc. tr. 468. ISBN 0-7475-3117-X. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2006.
  5. ^ Orbilat.com
  6. ^ Bec Pierre (1995) La langue occitane, coll. Que sais-je? n° 1059, Paris: Presses Universitaires de France. Arveiller Raymond (1967) Étude sur le parler de Monaco, Monaco: Comité National des Traditions Monégasques, p. ix.