Tiếng Phạn Vệ Đà là một ngôn ngữ cổ thuộc ngữ chi Ấn-Arya của ngữ hệ Ấn-Âu. Nó được lưu giữ trong Kinh Vệ-đà, một tập hợp văn bản tích góp từ giữa thiên niên kỷ 2 TCN đến giữa thiên niên kỷ 1 TCN.[1]

Tiếng Phạn Vệ Đà
Tiếng Phạn Vệ-đà
Sử dụng tạiẤn Độ thời đồ đồngđồ sắt
Khu vựcTiểu lục địa Ấn Độ
Phân loạiẤn-Âu
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Nền văn học tiếng Phạn Vệ Đà đồ sộ thời cổ đại vẫn được lưu giữ đến ngày nay, và là một nguồn thông tin hết sức quan trọng trong việc phục dựng ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủyngôn ngữ Ấn-Iran nguyên thủy.[2][3] Từ thời tiền sử xa xưa, tiếng Phạn đã tách khỏi nhóm Iran (trong đó, tiếng Avesta, một ngôn ngữ Iran Đông, là đại diện cổ nhất). Thời điểm phân tách chưa rõ, nhưng chắc chắn là trước 1800 TCN.[2][3] Tiếng Avesta phát triển ở Ba Tư cổ đại, từng là ngôn ngữ phụng vụ của Hoả giáo, song đã trở thành tử ngữ vào thời Sasan.[4][5] Tiếng Phạn Vệ Đà phát triển độc lập ở Ấn Độ, trở thành tiếng Phạn cổ điển sau thời Pāṇini,[6] rồi sau đó nữa trở thành nhiều ngôn ngữ trên tiểu lục địa Ấn Độ. Ngôn ngữ này đóng vai trò quan trọng trong nền văn học Ấn Độ giáo, Phật giáo và Jain giáo.[2][7]

Nguồn tham khảo sửa

  1. ^ Michael Witzel (2006). Victor H. Mair (biên tập). Contact And Exchange in the Ancient World. University of Hawaii Press. tr. 160. ISBN 978-0-8248-2884-4.
  2. ^ a b c Philip Baldi (1983). An Introduction to the Indo-European Languages. Southern Illinois University Press. tr. 51–52. ISBN 978-0-8093-1091-3.
  3. ^ a b Christopher I. Beckwith (2009). Empires of the Silk Road: A History of Central Eurasia from the Bronze Age to the Present. Princeton University Press. tr. 363–368. ISBN 0-691-13589-4.
  4. ^ Ahmad Hasan Dani; B. A. Litvinsky (1996). History of Civilizations of Central Asia: The crossroads of civilizations, A.D. 250 to 750. UNESCO. tr. 85. ISBN 978-92-3-103211-0.; Quote: "The oldest extant manuscript of the Avesta dates back to 1258 or 1278. In the Sasanian period, Avestan was considered a dead language."
  5. ^ Hamid Wahed Alikuzai (2013). A Concise History of Afghanistan in 25 Volumes. Trafford. tr. 44. ISBN 978-1-4907-1441-7.;Quote "The Avestan language is called Avestan because the sacred scriptures of Zoroastrianism, Avesta, were written in this old form. Avestan died out long before the advent of Islam and except for scriptural use not much has remained of it."
  6. ^ Rens Bod (2013). A New History of the Humanities: The Search for Principles and Patterns from Antiquity to the Present. Oxford University Press. tr. 14–18. ISBN 978-0-19-164294-4.
  7. ^ William J. Frawley (2003). International Encyclopedia of Linguistics: AAVE-Esperanto. Vol. 1. Oxford University Press. tr. 269. ISBN 978-0-19-513977-8.