Tiếng Punjab (/pʌnˈɑːbi/, Shahmukhi: پن٘جابی, Gurmukhi: ਪੰਜਾਬੀ, phát âm Punjabi: [pənˈdʒaːbːi])[2] là một ngôn ngữ Ấn-Arya được nói bởi hơn 100 triệu người bản ngữ toàn cầu, khiến nó trở thành ngôn ngữ được nói phổ biến thứ 11 (2015) trên thế giới.[3][4] Đây là ngôn ngữ của người Punjab, dân tộc chủ yếu cư ngụ ở vùng Punjab nằm trên lãnh thổ hai nước Ấn ĐộPakistan. Trong các ngôn ngữ Ấn-Âu, nó khác biệt ở chỗ là một ngôn ngữ thanh điệu.[5][6][7]

Tiếng Punjab
ਪੰਜਾਬੀپنجابی
Từ "Punjabi" viết bằng Shahmukhi (phong cách Nast'aliq) và Gurmukhi
Sử dụng tạiVùng Punjab
Tổng số người nói100 triệu, gồm cả các dạng tiếng tiếng Lahnda
Dân tộcPunjabis
Phân loạiẤn-Âu
Dạng chuẩn
Phương ngữ
Hệ chữ viếtGurmukhi
Ba Tư-Ả Rập (Shahmukhi)
Hệ chữ nổi tiếng Punjab
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Ấn Độ (Punjab)
 Pakistan (Punjab)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1pa
ISO 639-2pan
ISO 639-3cả hai:
pan – Đông Punjab
pnb – Tây Punjab
Glottologpanj1256  Punjabi[1]
Linguasphere59-AAF-e
Những nước nơi tiếng Punjab được nói
  50.000.000 - 80.000.000
  1.000.000 - 50.000.000
  500.000 - 1.000.000
  200.000 - 500.000
  100.000 - 200.000
  50.000 - 100.000
  1.000 - 50.000
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Punjab là ngôn ngữ được dùng rộng rãi nhất tại Pakistan như tiếng mẹ đẻ,[8] ngôn ngữ phổ biến thứ 11 Ấn Độ và là bản ngữ đông người nói thứ ba Tiểu lục địa Ấn Độ (sau tiếng Hinditiếng Bengal). Tiếng Punjab là ngôn ngữ phổ biến thứ tư ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland[9] và phổ biến thứ ba ở Canada (sau tiếng Anhtiếng Pháp).[10][11] Ngôn ngữ này cũng hiện diện ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Hoa Kỳ, Ả Rập Xê Út, và Úc. Tiếng Punjab thường được viết bằng chữ ShahmukhiGurmukhi, khiến nó trở thành một trong số tương đối ít các ngôn ngữ được viết bởi hơn một hệ chữ.

Tham khảo sửa

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Punjabi”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Kachru, Braj B.; Kachru, Yamuna; Sridhar, S. N. (ngày 27 tháng 3 năm 2008). Language in South Asia. Cambridge University Press. tr. 128. ISBN 978-1-139-46550-2. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2014. Sikhs often write Punjabi in Gurmukhi, Hindus in Devanagari, and Muslims in Perso-Arabic.
  3. ^ “Världens 100 största språk 2010” [The world's 100 largest languages in 2010]. Nationalencyklopedin (bằng tiếng Thụy Điển). 2010. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ “What Are The Top 10 Most Spoken Languages In The World?”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  5. ^ Bhatia, Tej (1999). “Lexican Anaphors and Pronouns in Punjabi”. Trong Lust, Barbara; Gair, James (biên tập). Lexical Anaphors and Pronouns in Selected South Asian Languages. Walter de Gruyter. tr. 637. ISBN 978-3-11-014388-1. Other tonal Indo-Aryan languages languages include LahndaWestern Pahari.
  6. ^ Phonemic Inventory of Punjabi Lưu trữ 2015-07-16 tại Wayback Machine
  7. ^ Geeti Sen. Crossing Boundaries. Orient Blackswan, 1997. ISBN 978-81-250-1341-9. Page 132. Quote: "Possibly, Punjabi is the only major South Asian language that has this kind of tonal character. There does seem to have been some speculation among scholars about the possible origin of Punjabi's tone-language character but without any final and convincing answer..."
  8. ^ “Pakistan Census”. Census.gov.pk. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  9. ^ “2011 Census: Main language (detailed), local authorities in England and Wales” (XLS). ONS. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2013.
  10. ^ “Census Profile – Province/Territory”. www12.statcan.gc.ca. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2017.
  11. ^ “File Not Found | Fichier non trouvé, 2006 Census of Canada: Topic-based tabulations | Detailed Mother Tongue (103), Knowledge of Official Languages”. www12.statcan.ca. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2017.

Liên kết ngoài sửa