Tiếng Lahnda (/ˈlɑːndə/)[3] hay còn gọi là Lahndi hoặc Tây Punjab (/pʌnˈɑːbi/), là một ngôn ngữ Ấn-Aryan Tây Bắc nói ở Punjab, Pakistan và một số nơi ở Azad KashmirKhyber Pakhtunkhwa lân cận.[4] Những thuật ngữ này là ngoại danh và không được sử dụng bởi chính người nói.[5] Các phương ngữ của Lahnda là tiếng Saraiki, tiếng Hindkotiếng Pothohar.[6] Tính hợp lệ của Lahnda như một nhóm di truyền là chưa được xác lập.[7]

Tiếng Lahnda
Khu vựcTây Punjab
Phân loạiẤn-Âu
Dạng chuẩn
Hệ chữ viếtchữ Ba Tư-Ả Rập
(bảng chữ cái Shahmukhi)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2lah
ISO 639-3tùy trường hợp:
hnd – Nam Hindko
hno – Bắc Hindko (Kagani)
jat – Inku
phr – Pahar-Potowar (Pothohar)
skr – Saraiki
xhe – Khetrani
Glottologlahn1241[2]

Tên gọi

sửa

Lahnda có nghĩa là "phương tây" trong tiếng Punjab. Nó được đặt ra bởi William St. Clair Tonomall (dưới dạng Lahindā) có lẽ vào khoảng năm 1890 và sau đó được một số nhà ngôn ngữ học - đặc biệt là George Abraham Grierson - đặt cho một nhóm phương ngữ không có tên địa phương chung.[8]:883 Thuật ngữ này chỉ lan truyền trong số các nhà ngôn ngữ học.[7]

Phương ngữ

sửa

Dưới đây là danh sách các phương ngữ của Lahnda:[9]

Ethnologue cũng đưa một nhóm phương ngữ mà họ gán vào "Tây Punjab" (mã ISO 639-3:pnb) - phương ngữ Majhi dạng chuyển tiếp giữa Lahnda và Đông Punjab; kết quả là, tiếng Lahnda được nói bởi 62 triệu người.[10]

Gần đây, Saraiki và Hindko đang được đào luyện như ngôn ngữ văn học.[11] Sự phát triển của văn học Saraiki tiêu chuẩn bắt đầu từ những năm 1960.[12][13] Tổng điều tra dân số quốc gia Pakistan đã thống kê số người nói tiếng Saraiki và Hindko từ năm 1981.[14]

Tiếng Sindhi, tiếng Lahnda, tiếng Punjabtiếng Tây Pahar tạo thành một cụm phương ngữ không có ranh giới rõ ràng. Ethnologue phân loại các phương ngữ phương Tây của tiếng Punjab là Lahnda, do đó, 'ranh giới ngôn ngữ' (isogloss) Lahnda-Punjab cũng gần đúng với biên giới Ấn Độ-Pakistan.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Ernst Kausen, 2006. Die Klassifikation der indogermanischen Sprachen (Microsoft Word, 133 KB)
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Lahnda”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ “Lahnda”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
  4. ^ Defined as a "macrolanguage" in Simons & Fennig (2017) and as a "series of dialects" in Masica (1991, tr. 17–18). For the difficulties in assigning the labels "language" and "dialect", see Shackle (1979) for Punjabi and Masica (1991, tr. 23–27) for Indo-Aryan generally.
  5. ^ Masica 1991, tr. 17–18.
  6. ^ Shackle 1979, tr. 198.
  7. ^ a b Masica 1991, tr. 18.
  8. ^ Grierson, George A. (1930). “Lahndā and Lahndī”. Bulletin of the School of Oriental and African Studies. 5 (4): 883–887. doi:10.1017/S0041977X00090571.
  9. ^ Simons & Fennig 2017.
  10. ^ Lewis, Simons & Fennig 2016b.
  11. ^ Shackle, Christopher (2010). “Lahnda”. Trong Brown, Keith; Ogilvie, Sarah (biên tập). Concise Encyclopedia of Languages of the World. Oxford: Elsevier. tr. 635. ISBN 9780080877754.
  12. ^ Rahman 1997, tr. 838.
  13. ^ Shackle 1977.
  14. ^ Javaid 2004, tr. 46.

Tài liệu

sửa

Liên kết ngoài

sửa