Tiếng Thủy là một ngôn ngữ Đồng-Thủy nói bởi người Thủy của tỉnh Quý Châu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo Ethnologue, ngôn ngữ này được sử dụng bởi khoảng 300.000 người vào năm 2007. Tiếng Thủy còn phong phú về kho phụ âm, với phương ngữ Tam Động (三洞) có tới 70 phụ âm. Ngôn ngữ này còn có chữ viết, được gọi là chữ Thủy (tiếng Trung: 水書; Hán-Việt: Thủy thư), sử dụng cho các mục đích nghi lễ.

Tiếng Thủy
Suī
Sử dụng tạiCông hòa Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam
Khu vựcQuý Châu (93%), Quảng Tây, Vân Nam
Tổng số người nói300,000
Dân tộcngười Thủy
Phân loạiTai-Kadai
Hệ chữ viếtchữ Latinh,[1] chữ Thủy, chữ Hán
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3swi
Glottologsuii1243[2]
Linguasphere47-ABB-b
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Phương ngữ

sửa

Tại Trung Quốc, tiếng Thủy được chia thành ba phương ngữ với những khác biệt nhỏ (Wei & Edmondson 2008):[3] Tam Động, Dương An, Bàn Động.

Tại Việt Nam, tiếng Thủy cũng được nói ở xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang,[4] nhưng người nói thứ tiếng này lại bị xếp cùng với người Pà Thẻn. Vì tiếng Pà Thẻntiếng Tày cũng được nói ở Hồng Quang nên nhiều người Thủy cũng nói được hai thứ tiếng này.

Theo nhiều người Thủy cao tuổi ở Hồng Quang cho rằng tổ tiên của họ đã di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam từ 100 đến 200 năm trước. Edmondson & Gregerson (2001) cho rằng tiếng Thủy ở Hồng Quang gần giống với phương ngữ Tam Động được nói ở Thủy Lũng 水龙, huyện tự trị dân tộc Thủy Tam Đô, Quý Châu, Trung Quốc.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Sui alphabet, pronunciation and language”. Omniglot.com. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2018.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Sui”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Wei, James, and Jerold A. Edmondson (2008).
  4. ^ Edmondson, J.A. and Gregerson, K.J. 2001, "Four Languages of the Vietnam-China Borderlands", in Papers from the Sixth Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, ed.