Tiếng Xa (tiếng Quan thoại: 畲語 shēyǔ, tiếng Khách Gia 山客話 san ha ue [sáŋ xáʔ uə̄̀], Hán Việt: Sơn Khách ngữ), nội danh Ho Ne (hɔ22 ne53) hay Ho Nte, là một ngôn ngữ H'Mông-Miền được nói bởi người Xa. Những người vẫn nói tiếng Xa—khoảng dưới 1.200 ở tỉnh Quảng Đông—tự gọi mình là Ho Ne "người núi" (活聶 huóniè). Tiếng Xa hiện đang gần biến mất. Có hai phương ngữ chính: La Phù, còn gọi là phương ngữ Đông và Liên Hoa, còn gọi là phương ngữ Tây.[3]

Tiếng Xa
Ho Ne
Phát âm[hɔ̀né̄]
Sử dụng tạiTrung Quốc
Khu vựcTăng Thành, Bác La, Huệ ĐôngHải Phong tại Quảng Đông
Tổng số người nói910 (1999)
Dân tộc710.000 người Xa (thống kê 2000)[1]
Phân loạiH'Mông-Miền
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3shx
Glottologshee1238[2]
ELPShe
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Phân loại sửa

Tiếng Xa khó phân loại do sự ảnh hưởng mạnh của tiếng Trung Quốc lên ngôn ngữ này. Ví dụ, Matisoff (2001) xếp nó như một ngôn ngữ chưa phân loại thuộc ngữ tộc H'Mông. Nhiều người còn nghi ngờ việc đặt nó trong ngữ tộc H'Mông, và xem nó là một ngôn ngữ chưa phân loại trong hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền. Tiếng Xa có nhiều gốc từ đơn âm tiết, nhưng cũng có rất nhiều từ ghép.[3] Mao & Li (2002) và Ratliff (2010) cho rằng tiếng Xa có quan hệ gần nhất với tiếng Quýnh Nại.[4][5]

Người Xa và tiếng Xa đã ảnh hưởng lên, và được ảnh hưởng mạnh bởi, người Hán Khách Giatiếng Khách Gia. Người Xa ở Đông Phúc Kiến nói một dạng tiếng Xa chịu ảnh hưởng bởi tiếng Mân Đông:

  • Đại từ ngôi thứ nhất số ít 我 được phát âm là [ŋuai] (so sánh với nguāi phương ngữ Phúc Châu).
  • Từ 囝 (trợ từ giảm nhẹ) được phát âm là [kiaŋ], tương tự giāng trong phương ngữ Phúc Châu.

Ngữ âm sửa

Phụ âm sửa

  Đôi môi Môi-
răng
Chân răng Ngạc mềm Thanh hầu
thường vòm hóa thường vòm hóa thường vòm hóa môi hóa thường vòm hóa
Mũi Hữu thanh m n ŋ ŋʲ
Vô thanh ŋ̊
Tắc vô thanh không bật hơi p t k (ʔ)
vô thanh bật hơi pʰʲ tʰʲ kʰʲ kʰʷ
Tắc xát vô thanh không bật hơi ts tsʲ
vô thanh không bật hơi tsʰ tsʰʲ
Xát vô thanh f s h
hữu thanh v z

Sự biến đổi phụ âm đầu hiện diện trong tiếng Xa. Ví dụ, pǐ + kiáu trở thành pi̋’iáu, và kóu + tȁi trở thành kóulȁi.

Nguyên âm và phụ âm cuối sửa

Các nguyên âm là /i e a ɔ ɤ u/. Các phụ âm cuối là /j w n ŋ t k/, trong đó /t k/ chỉ có trong từ mượn tiếng Khách Gia, /ɤ/ không bao giờ có phụ âm cuối theo sau, và chỉ âm tắc /n t/ được theo sau các nguyên âm trước.

Thanh điệu sửa

Có sáu thanh điệu. Những thanh điệu này biến thiên đáng kể theo vùng miền; hai ví dụ là:

[ ˥ ˦ ˧ ˨ ˨˩ ˧˥ ]: tức, /5 4 3 2 1 35/

[ ˥˧ ˦˨ ˧ ˨ ˧˩ ˧˥ ]: tức, /53 42 3 2 31 35/

Chú thích sửa

  1. ^ Tiếng Xa tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “She”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ a b “She”. Ethnologue. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2017.
  4. ^ 毛宗武, 李云兵 / Mao Zongwu, Li Yunbing. 2002. 炯奈语硏究 / Jiongnai yu yan jiu (A Study of Jiongnai). Beijing: 中央民族大学出版社 / Zhong yang min zu da xue chu ban she.
  5. ^ Ratliff, Martha. 2010. Hmong–Mien language history. Canberra, Australia: Pacific Linguistics.
  • Bruhn, Daniel. 2008. Minority Language Policy in China, with Observations on the She Ethnic Group[1]
  • Mao, Zongwu & Meng, Chaoji. 1986. She yu jian zhi (A Sketch of the She language). Beijing, China: Nationalities Press. (毛宗武, 蒙朝吉. 1986. 畬語簡志. 北京: 民族出版社)
  • Ratliff, Martha. 1998. Ho Ne (She) is Hmongic: One final argument. Linguistics of the Tibeto-Burman Area 21.2:97-109.
  • You, Wenliang. 2002. She zu yu yan [The languages of the She people]. Fuzhou, China: Fujian People's Publishing House. (游文良. 2002. 畲族语言. 福州: 福建人民出版社)