Toluen
Toluen | |
---|---|
![]() ![]() | |
Tổng quan | |
Danh pháp IUPAC | Metylbenzen |
Tên khác | Toluen Phenylmêtan Toluol |
Công thức hóa học | C7H8 |
SMILES | Cc1ccccc1 |
Phân tử gam | 92,14 g/mol |
Bề ngoài | Chất lỏng không màu |
số CAS | [108-88-3] |
Thuộc tính | |
Tỷ trọng và pha | 0,8669 g/cm³, lỏng |
Độ hoà tan trong nước | 0,053 g/100 mL (20-25 °C) |
Trong etanol, aceton, hexan, diclomêtan |
Có thể trộn lẫn hoàn toàn |
Nhiệt độ nóng chảy | −93 °C (180 K)/(-135,4 °F) |
Nhiệt độ sôi | 110.6 °C (383,8 K)/ 231.08 °F |
Nhiệt độ tới hạn | 320 °C (593 K)/ 608 °F |
Độ nhớt | 0,590 cP ở 20 °C/ 68 °F |
Mômen lưỡng cực | 0,36 D |
Nguy hiểm | |
MSDS | ScienceLab.com |
Nguy hiểm chính | Rất dễ cháy |
Điểm bốc cháy | 4 °C/ 39,2 °F |
Nguy hiểm | R11, R38, R48/20, R63, R65, R67 |
An toàn | S2, S36/37, S29, S46, S62 |
Số RTECS | XS5250000 |
Dữ liệu bổ sung | |
Cấu trúc và tính chất |
n, εr, v.v.. |
Tính chất nhiệt động |
Pha Rắn, lỏng, khí |
Phổ | UV, IR, NMR, MS |
Hóa chất liên quan | |
hyđrocacbon thơm | benzen xylen naphtalen |
Hợp chất liên quan | metylcyclohexan |
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu được lấy ở 25°C, 100 kPa Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu |
Toluen, hay còn gọi là metylbenzen hay phenylmetan, là một chất lỏng trong suốt, không hòa tan trong nước. Toluen là một hyđrocacbon thơm được sử dụng làm dung môi rộng rãi trong công nghiệp.
Tên gọiSửa đổi
Tên toluene bắt nguồn từ tên toluol, viết tắt "TOL." - nhựa cây balsam ở vùng Nam Mỹ. Tên do Jöns Jakob Berzelius đặt.
Tính chất hóa họcSửa đổi
Là một hyđrocacbon thơm, toluene có khả năng tham gia phản ứng thế ái điện tử. Nhờ có nhóm mêtyl mà độ hoạt động hóa học của toluene trong phản ứng này lớn gấp 25 lần so với benzen.
Vì vòng thơm khá bền nên cần áp suất cao khi tiến hành phản ứng hyđro hóa toluen thành mêtylcyclohexan.
Điều chếSửa đổi
C6H6 + Cl2 --> C6H5Cl + HCl
C6H5Cl + CH3Cl + 2Na --> C7H8 + 2NaCl
Cách khác là:
C6H6 + CH3Cl-->C7H8 +HCl (xúc tác AlCl3)
Tinh chếSửa đổi
Toluen có thể tinh chế bằng cách sử dụng các hợp chất như CaCl2, CaH2, CaSO4, P2O5 hay natri để tách nước. Ngoài ra, kỹ thuật chưng cất chân không cũng được sử dụng phổ biến. Trong kỹ thuật này, người ta thường sử dụng benzophenon và natri để tách không khí và hơi ẩm trong toluen,
Ứng dụngSửa đổi
Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, các loại nhựa tạo màng cho sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính,...
Trong ngành hóa sinh, người ta dùng toluen để tách hemoglobin từ tế bào hồng cầu. Toluen còn nổi tiếng vì từ nó có thể điều chế TNT:
C7H8 + 3HNO3 -> C7H5(NO2)3 + 3H2O (xúc tác H2SO4 đặc)
Độc tínhSửa đổi
Nếu tiếp xúc với toluen trong thời gian đủ dài, có thể bị bệnh ung thư.
NFPA 704 "Biểu đồ cháy" |
---|
Tham khảoSửa đổi
Liên kết ngoàiSửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Toluen. |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Toluen. |