Trương Huệ (nhà Nguyên)

Trương Huệ (chữ Hán: 张惠, 1223 hoặc 12241285), tên tựĐình Kiệt, người huyện Tân Phồn, phủ Thành Đô [1], là quan viên nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.

Trương Huệ
Tên chữĐình Kiệt
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1224
Nơi sinh
Thành Đô
Quê quán
huyện Tân Phồn
Mất
Ngày mất
1285
Nơi mất
Vô Tích
Giới tínhnam
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Nguyên

Thiếu thời sửa

Huệ là hậu duệ của Thượng thư hữu bộc xạ Trương Thương Anh nhà Bắc Tống [2]. Năm 1236, Huệ được 14 tuổi, quân Mông Cổ vào Thục,[3] bắt ông đem đến Hàng Hải [4]. Ở đấy vài năm, Huệ thông thạo tiếng nói của các bộ lạc Mông Cổ, thừa tướng Mạnh Tốc Tư [5] yêu mến, dâng tặng làm thị đồng của tông vương Hốt Tất Liệt. Huệ có tiếng cần mẫn, được ban tên Ngột Lỗ Hốt Nột Đặc.

Thăng tiến sửa

Hốt Tất Liệt nối ngôi, tức là Nguyên Thế Tổ, Huệ được thụ chức Yến Kinh tuyên úy phó sứ. Huệ cai trị khoan dung và giản tiện, tâu xin miễn Phân số tiền và bãi Tiêu kiềm cục. Ít lâu sau, Huệ được thăng làm Thị trung.

Tháng 8 ÂL năm Chí Nguyên đầu tiên (1264) [6], Huệ được bái làm Tham tri chánh sự, Hành tỉnh Sơn Đông. Huệ đem bạc chuộc hơn 200 gia đình tù binh làm dân, nếu ai không thể quay về quê nhà thì cho phép xuất gia làm tăng, xây chùa chứa họ. Trong loạn Lý Thản, dân Sơn Đông bị quân đội bắt bớ rất nhiều; Huệ đến nhận chức, tìm khắp trong quân, thả hết bọn họ đi. Huệ còn tâu xin tuyển lại tốt, bỏ quan xấu, để khôi phục dân sinh. Sau đó Huệ được thăng làm Quốc dụng tư phó sứ; gặp lúc triều đình cải chế, đổi Quốc dụng tư làm Thượng thư tỉnh, ông được bái làm Tham tri chánh sự, thăng làm Trung thư tả thừa, rồi tiến làm Hữu thừa.

Tham gia nam chinh sửa

Năm thứ 11 (1274), Bá Nhan soái quân đánh Nam Tống; đến mùa hạ năm thứ 12 (1275), triều đình giáng chiếu lấy Huệ coi lương hướng, phàm là tiền bạc, lương cốc của Giang Hoài đều do ông nắm giữ. Mùa xuân năm thứ 13 (1276), Nam Tống đầu hàng, Bá Nhan mệnh cho Huệ cùng bọn Tham tri chánh sự A Lạt Hãn vào thành, kiểm kê kho tàng, sổ sách, thu vật dụng lễ nhạc, ấn bảo, nghi trượng tế trời của thái miếu và Cảnh Linh cung [7]. Nhà Tống biên tịch dân Giang Nam làm thợ khéo hơn 30 vạn hộ, Huệ chọn người có nghề nghiệp hơn 10 vạn hộ, còn lại xin trả về làm dân. Bá Nhan đem Tống đế ra bắc, khiến Huệ ở lại coi giữ miền nam. Huệ không đợi chiếu mệnh, liền mở niêm phong kho tàng; Bá Nhan báo lên, vì thế triều đình giáng chiếu cho Tả thừa tướng A Thuật, Bình chương chánh sự A Tháp Hải cật vấn ông, triệu về kinh sư.

Hậu sự sửa

Năm thứ 20 (1283), Huệ được bái làm Vinh lộc đại phu, Bình chương chính sự, Hành tỉnh Dương Châu. Năm thứ 22 (1285), Huệ vào chầu, lại nhận mệnh lấy hàm Bình chương chánh sự ra làm Hành tỉnh Hàng Châu. Huệ đến Vô Tích thì mất, hưởng thọ 62 tuổi [8].

Huệ có con trai là Trương Tuân Hối, sử cũ không chép hành trạng của anh ta.

Đánh giá sửa

Sử cũ nhận xét Huệ làm việc được tiếng là tài năng và thanh liêm, nhưng về già ông lại nương tựa gian thần A Hợp Mã (Ahmad Fanākatī), nên bị người đời chê bai. Tuy vậy, Huệ là bề tôi ở tiềm để, nên được Nguyên Thế Tổ đối đãi ưu ái.

Tham khảo sửa

  • Nguyên sử quyển 167, liệt truyện 54 – Trương Huệ truyện
  • Tân Nguyên sử quyển 186, liệt truyện 83 – Trương Huệ truyện

Chú thích sửa

  1. ^ Nay là khu Tân Đô, phó tỉnh cấp thị Thành Đô, Tứ Xuyên; lỵ sở nay là trấn Tân Phồn
  2. ^ Nguyên sử, tlđd cho biết tổ tiên của Trương Huệ dời nhà đến Thanh Hà, rồi lại dời nhà đến Thục, nhưng Tân Nguyên sử, tlđd bỏ qua chi tiết này. Tống sử, Trương Thương Anh truyện cho biết Trương Thương Anh là người huyện Tân Tân, phủ Thục Châu (nay là Tân Tân, Thành Đô)
  3. ^ Năm 1236, quân Mông Cổ chiếm được 2 châu trong số 4 châu của Thục. Nguyên sử, tlđd và Tân Nguyên sử, tlđd đều cho biết lúc này Trương Huệ được 14 tuổi, điều này mâu thuẫn với số tuổi hưởng thọ của ông ở dưới: mất năm 1275, hưởng thọ 62 tuổi
  4. ^ Hàng Ái sơn (杭爱山, dãy núi Khangai) vào đời Nguyên được gọi là Hàng Hải đáp ban (杭海荅班, đáp ban trong tiếng Mông Cổ nghĩa là 岭/lĩnh), Hàng Hải lĩnh (杭海岭), Hãng Hải sơn (沆海山), Hàng Hải (杭海), Kháng Hải (亢海)
  5. ^ Nguyên sử, tlđd gọi là Mông Tốc Tốc, Tân Nguyên sử, tlđd gọi là Mạnh Tốc Tư. Mạnh Tốc Tư là thị đồng do Thành Cát Tư Hãn tặng cho Đà Lôi, ban đầu được Đà Lôi dùng làm quan thu thuế cho vợ mình là Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni, đến thời Mông Ca Hãn bắt đầu được trọng dụng
  6. ^ Nguyên sử, tlđd chép là mùa đông; Tân Nguyên sử, tlđd chép là tháng 8; Tục tư trị thông giám quyển 177 – Tống kỷ 177 chép là ngày ất tỵ, tháng 8. Người viết dựa theo Tân Nguyên sử và Tục tư trị thông giám
  7. ^ Tống Chân Tông nhận Hoàng Đế là thủy tổ của họ Triệu. Tương truyền Thị Khâu ở phía đông Khúc Phụ, Sơn Đông là nơi Hoàng Đế sinh ra, nên Tống Chân Tông xây dựng Cảnh Linh cung ở đấy để phụng tự Hoàng Đế. Từ sự biến Tĩnh Khang về sau, các triều đại Kim, Nguyên vẫn tiếp tục phụng tự và trùng tu Cảnh Linh cung. Người viết chưa rõ ở kinh thành Lâm An của Nam Tống có 1 tòa Cảnh Linh cung hay không?
  8. ^ Nguyên sử, tlđd và Tân Nguyên sử, tlđd đều cho biết Trương Huệ mất năm 1275, hưởng thọ 62 tuổi, điều này mâu thuẫn với chi tiết ở trên: được 14 tuổi vào năm 1236