Trường Chỉ huy tham mưu Việt Nam Cộng hòa
Trường Chỉ huy và Tham mưu (1952 - 1975) hình thành từ thời Quân đội Quốc gia. Thời kỳ này mặc dù Quốc gia Việt Nam đã hiện diện dưới sự lãnh đạo của Quốc trưởng Bảo Đại, tuy nhiên mọi hoạt động Quân sự, cũng như việc đào tạo trong Quân đội thời gian đầu vẫn phải lệ thuộc vào sự cố vấn và chỉ đạo cũng như trực tiếp huấn luyện của Pháp dựa trên những cơ sở có sẵn của Quân đội Liên hiệp Pháp để lại. Trường chuyên đào tạo các Sĩ quan cấp úy lúc bấy giờ trở thành một cán bộ nòng cốt trong lĩnh vực Chỉ huy và Tham mưu trung cấp.
Trường Chỉ huy Tham mưu Việt Nam Cộng hòa | |
---|---|
Hoạt động | 1952 - 1975 |
Quốc gia | Việt Nam Cộng hòa |
Phục vụ | Quân lực Việt Nam Cộng hòa |
Quân chủng | Quân huấn |
Phân loại | Đại học Quân sự |
Bộ phận của | Tổng cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu |
Khẩu hiệu | Chỉnh binh - Thao lược |
Các tư lệnh | |
Chỉ huy nổi tiếng | - Lê Văn Kim - Trần Văn Minh (Lục quân) - Thái Quang Hoàng - Nguyễn Bảo Trị - Phan Trọng Chinh |
Lịch sử
sửaTrường Chỉ huy và Tham mưu được thành lập vào tháng 6 năm 1952 với danh xưng ban đầu là Trung tâm Huấn luyện Chiến thuật Hà Nội (Centre de formation tactique des officiers vietnamiens d'Hanoï). Sau Hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954, trường được di chuyển vào Gia Định tọa lạc tại đường Võ Tánh, Tân Bình, Gia Định.
Sau khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm đắc cử Tổng thống của Chính thể Đệ nhất Cộng hòa. Ngày 1 tháng 12 năm 1955 trường được cải danh thành Trường Đại học Quân sự. Đến năm 1960, trường Đại học Quân sự di chuyển cơ sở lên Đà Lạt và đổi thành Trường Chỉ huy và Tham mưu.
Những năm đầu khi trường còn ở Gia Định đặc trách huấn luyện khóa Chỉ huy Tham mưu trung cấp, sau đổi lại Bộ binh cao cấp, chương trình này chuyển qua Trường Bộ binh[1] để huấn luyện. Về sau trường có nhiệm vụ huấn luyện các khóa Chỉ huy Tham mưu cao cấp. Cho đến cuối năm 1971 trường được di chuyển từ Đà Lạt về Long Bình (Biên Hòa).
Thành phần theo học khóa Chỉ huy và Tham mưu cao cấp thuộc mọi Quân, Binh chủng. Vào những năm về sau khi được cử đi học, khóa sinh phải có cấp bậc từ Trung tá trở lên.
Trong suốt thời gian hoạt động, trường đã đào tạo cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa rất nhiều Sĩ quan trung và cao cấp trở thành những chỉ huy giỏi và nổi tiếng. Trường Chỉ huy và Tham mưu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cho đến ngày miền Nam sụp đổ.
Chỉ huy trưởng qua các thời kỳ
sửaStt | Họ và Tên | Cấp bậc | Tại chức | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Trường Sĩ quan Pháo binh Pháp[2] |
Giải ngũ năm 1965 ở cấp Trung tướng | |||
Võ bị Tông Sơn Tây |
Giải ngũ năm 1974 ở cấp Trung tướng | |||
Võ bị Lục quân Chapa, Lào Kay |
Giải ngũ năm 1969 ở cấp Trung tướng | |||
Võ bị Tông Sơn Tây |
Giải ngũ năm 1965 | |||
Võ bị Lục quân Pháp |
Giải ngũ năm 1965 | |||
Võ bị Huế K1 |
Giải ngũ năm 1967 | |||
Võ bị Đà Lạt K3 |
Sau cùng là Trung tướng Chỉ huy trưởng Trường Cao đẳng Quốc phòng | |||
Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang K1 |
Cấp bậc sau cùng: Phó Đô đốc Trung tướng | |||
Võ khoa Nam Định[4] |
Sau cùng giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn | |||
Võ bị Đà Lạt K5 |
Chú thích
sửaTham khảo
sửa- Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011) Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.