Phan Trọng Chinh (19312014) nguyên là một tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tại trường Võ bị Liên quân do Quốc gia Việt Nam mở ra ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Ra trường phục vụ trong Binh chủng Nhảy dù. Cuối năm 1960, ông tham gia cuộc đảo chính do Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu. Cuộc đảo chính thất bại, ông bị cầm tù cho đến sau cuộc chính biến 1963, được tha và phục hồi quân ngũ. Tuy nhiên, ông bị rời khỏi Binh chủng Dù và Bộ Tổng tham mưu chuyển ông sang lãnh vực khác. Về sau, ông là người đảm trách tổng quát bộ phận đào tạo nhân sự cho Quân đội trong thời gian lâu nhất (19691974). Ông là một trong số các tướng lĩnh của Việt Nam Cộng hòa được xem là thanh liêm và trong sạch nhất.[2]

Phan Trọng Chinh
Chức vụ

Chỉ huy trưởng
Trường Chỉ huy và Tham mưu
Nhiệm kỳ1/1974 – 4/1975
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệmTrung tướng Nguyễn Bảo Trị
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríLong Bình, Biên Hòa
(Quân khu III)

Phụ tá Quân huấn
Tổng Tham mưu trưởng
Nhiệm kỳ1/1972 – 1/1974
Cấp bậc-Thiếu tướng
-Trung tướng (6/1973)
Kế nhiệm-Trung tướng Nguyễn Bảo Trị
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quân huấn
Nhiệm kỳ2/1969 – 1/1974
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Trung tướng Vĩnh Lộc
Kế nhiệm-Trung tướng Nguyễn Bảo Trị
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh phó Quân đoàn III
Nhiệm kỳ1/1968 – 2/1969
Cấp bậc-Chuẩn tướng
-Thiếu tướng (11/1968)
Tiền nhiệm-Chuẩn tướng Nguyễn Xuân Thịnh
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh
Nhiệm kỳ6/1965 – 1/1968
Cấp bậc-Đại tá (6/1965)
-Chuẩn tướng (6/1966)
Tiền nhiệm-Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng
Kế nhiệm-Chuẩn tướng Nguyễn Xuân Thịnh
Tỉnh trưởng tỉnh Pleiku
Nhiệm kỳ12/1963 – 3/1964
Cấp bậc-Trung tá (12/1963)
Tiền nhiệm-Trung tá Phạm Văn Út
Kế nhiệm-Đốc sự Võ Văn Ba
Vị tríVùng 2 chiến thuật
Phó Tỉnh trưởng Nội an-Đốc sự Võ Văn Ba

Chỉ huy trưởng Biệt động quân
Nhiệm kỳ10/1960 – 11/1960
Cấp bậc-Thiếu tá
Tiền nhiệm-Thiếu tá Lữ Đình Sơn
Kế nhiệm-Đại tá Phan Đình Thứ
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tham mưu trưởng Liên đoàn Nhảy dù
Nhiệm kỳ10/1956 – 6/1960
Cấp bậc-Thiếu tá (10/1956)
Vị tríQuân khu Thủ đô
Liên đoàn trưởng-Trung tá Nguyễn Chánh Thi
Thông tin chung
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinhtháng 2 năm 1931
Bắc Ninh, Liên bang Đông Dương
Mất17 tháng 11 năm 2014
(83 tuổi)
Maryland, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởMaryland, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợBùi Thị Tỉnh
ChaPhan Trọng Vinh
MẹHoàng Thị Lựu
Bùi Phó Chí (cha vợ)
Lê Thị Thịnh (mẹ vợ))
Phan Trọng Hoan (anh)
Phan Trọng Thiện (anh)
Phan Thị Hiên (chị)
Phan Thị Minh (chị)
Phan Trọng Sinh (em)
Phan Trọng Vĩnh (em)
Phan Thị Phụng (em)
Con cái8 người con (3 trai 5 gái)
Phan Ngọc Dung
Phan Trọng Anh Vũ
Phan Ngọc Loan
Phan Anh Thư
Phan Trọng Anh Việt
Phan Anh Tú
Phan Anh Nga
Phan Trọng Anh Dũng
Học vấnTú tài bán phần
Trường lớp-Trường Trung học Phổ thông Pháp ngữ tại Hà Nội
-Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt
Quê quánBắc Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951 - 1975
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Binh chủng Nhảy dù
Biệt động quân
Sư đoàn 25 Bộ binh
Quân đoàn III và QK 3
Tổng cục Quân huấn[1]
Chỉ huy & Tham mưu
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Tiểu sử & Binh nghiệp sửa

Ông sinh vào tháng 2 năm 1931 trong một gia đình có truyền thống Quân nhân tại Bắc Ninh, miền Bắc Việt Nam. Thân phụ ông nguyên là sĩ quan cấp tá phục vụ trong Quân đội Pháp và Quân đội Quốc gia. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học phổ thông chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng Tú tài I (Part I).

Quân đội Quốc gia Việt Nam sửa

Cuối tháng 6 năm 1951, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 51/400.542. Theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 7 năm 1951. Ngày 24 tháng 4 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, ông được tuyển thẳng vào đơn vị Nhảy dù với chức vụ Trung đội trưởng. Giữa năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy, giữ chức vụ Đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 3 Nhảy dù. Tháng 1 năm 1954, quyền Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 một thời gian ngắn.

Sau Hiệp định Genève ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954, ông cùng đơn vị di chuyển vào Nam. Cuối tháng 9 cùng năm ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Ngày 20 tháng 5 năm 1955, ông là sĩ quan người Việt đầu tiên chính thức làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù.[3]

Quân đội Việt Nam Cộng hòa sửa

Cuối tháng 10 năm 1955, sau khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm đổi tên Quân đội Quốc gia thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông chuyển sang phục vụ cơ cấu quân đội mới. Trung tuần tháng 8 năm 1956, ông nhận lệnh bàn giao Tiểu đoàn 3 Nhảy dù lại cho Thiếu tá Nguyễn Văn Lộc[4]. Ngay sau đó ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử làm Tham mưu trưởng Liên đoàn Nhảy dù do Trung tá Nguyễn Chánh Thi làm Liên đoàn trưởng.[5]

Giữa năm 1960, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng Lữ đoàn Nhảy dù. Hạ tuần tháng 10 cùng năm ông được cử làm Chỉ huy trưởng Biệt động quân thay thế Thiếu tá Lữ Đình Sơn.[6] Ngày 11 tháng 11 năm 1960, ông tham gia cuộc đảo chính do Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu. Cuộc đảo chính sau đó bất thành, ông bị bắt giữ và bị đưa ra xét xử tại Tòa án Mặt trận. Ngay sau đó Bộ Tổng tham mưu liền cử Đại tá Phan Đình Thứ thay ông đảm trách chức vụ Chỉ huy trương Biệt Động quân.

Tháng 7 năm 1963, Tòa án Mặt trận Sài Gòn tuyên phạt ông mức án 18 năm tù. Tháng 10 cùng năm ông bị đưa đi thọ hình ở Côn Sơn. Tuy nhiên chỉ chưa đầy một tháng sau, cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963 Tổng thống Diệm do tướng Dương Văn Minh cầm đầu thành công, ông được trả tự do về lại Quân đội và được phục hồi cấp bậc cũ. Tháng 12 cuối năm được thăng cấp Trung tá, sau đó được cử lên Cao nguyên làm Tỉnh trưởng Pleiku thay thế Trung tá Phạm Văn Út.[7]

Sau cuộc chỉnh lý của tướng Nguyễn Khánh ở Sài Gòn ngày 30 tháng 1 năm 1964. Tháng 3 năm 1964, ông được lệnh bàn giao chức vụ Tỉnh trưởng Pleiku lại cho Phó Tỉnh trưởng Nội an Võ Văn Ba để về phục vụ tại Bộ Tổng tham mưu chờ nhận nhiệm vụ mới. Tháng 6 năm 1965, ông được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh thay thế Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng.[8] Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1966, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.

Thượng tuần tháng 1 năm 1968, ông được cử làm Tư lệnh Phó Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật, hoán chuyển nhiệm vụ với Chuẩn tướng Nguyễn Xuân Thịnh thay ông làm Tư lệnh Sư đoàn 25. Tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Tháng 2 năm 1969, chuyển về Bộ Tổng tham mưu ông được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn thay thế Trung tướng Vĩnh Lộc. Ngày 24 tháng 4 năm 1970, Chủ tọa lễ mãn khóa 5/69 sĩ quan Nữ quân nhân và gắn cấp bậc Chuẩn úy cho Thủ khoa Đinh Thị Kim Nga. Đầu năm 1972, ông được kiêm Phụ tá Quân huấn Tổng tham mưu trưởng. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1973, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm.

Đầu năm 1974, ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Chỉ huy Tham mưu (Cơ sở của trường đặt tại khu quân sự Long bình, Biên Hòa), hoán chuyển nhiệm vụ với Trung tướng Nguyễn Bảo Trị[9]

Sau năm 1975 sửa

Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó được sang định cư tại Rockville, Tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ.

Ngày 17 tháng 11 năm 2014, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 83 tuổi.

Gia đình sửa

  • Thân phụ: Cụ Phan Trọng Vinh (1898–1952)[10]
  • Thân mẫu: Hoàng Thị Lựu (1902-2001)
  • Nhạc phụ: Cụ Bùi Phó Chí[11]
  • Nhạc mẫu: Cụ Lê Thị Thịnh
  • Bào huynh: Phan Trọng Hoan[12], Phan Trọng Thiện[13]
  • Bào tỷ: Phan Thị Hiên, Phan Thị Minh
  • Bào đệ: Phan Trọng Sinh[14], Phan Trọng Vĩnh
  • Bào muội: Phan Thị Phụng
  • Phu nhân: Bùi Thị Tỉnh
Ông bà có 8 người con (3 trai, 5 gái):
Phan Ngọc Dung, Phan Trọng Anh Vũ, Phan Ngọc Loan, Phan Anh Thư, Phan Trọng Anh Việt, Phan Anh Tú, Phan Anh Nga, Phan Trọng Anh Vũ.

Chú thích sửa

  1. ^ Trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  2. ^ Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa có bốn vị Trung tướng được xem là thanh liêm và đức độ, được giới quân nhân đương thời truyền tụng: "Nhất Thắng, Nhì Chinh, Tam Thanh, Tứ Trưởng":
    Nhất Thắng: Nguyễn Đức Thắng, Nhì Chinh: Phan Trọng Chinh, Tam Thanh: Nguyễn Viết Thanh, Tứ Trưởng: Ngô Quang Trưởng.
  3. ^ Tiểu đoàn 3 Nhảy dù được thành lập ngày 1/9/1952 tại Trường Bưởi (Hà Nội), do các sĩ quan người Pháp chỉ huy đến ngày 19/5/1955.
    Từ ngày 20/5/1955, người Pháp chuyển giao Tiểu đoàn 3 Nhảy dù sang Quân đội Quốc gia, cho đến ngày 30/4/1975 trải qua các Tiểu đoàn trưởng sau đây:
    -Đại úy Phan Trọng Chinh, chỉ huy từ 20/5/1955 đến 19/8/1956.
    -Đại úy Nguyễn Văn Lộc, chỉ huy từ 20/8/1956 đến 11/11/1960.
    -Thiếu tá Đàm Văn Quý (Về sau biệt phái sang Cảnh sát Quốc gia. Năm 1968 khi đang là Trung tá phụ tá Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia, bị tử thương ở mặt trận tết Mậu thân, được truy thăng Đại tá), chỉ huy từ 12/11/1960 đến 10/5/1961.
    -Thiếu tá Khiếu Hữu Diêu (Sinh năm 1928 tại Thái Bình, tốt nghiệp trường Võ bị Đà Lạt K9. Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng tỉnh An Giang), chỉ huy từ 11/5/1961 đến 24/5/1965.
    -Thiếu tá Trương Kế Hưng (Tốt nghiệp trường Võ bị Đà Lat K8. Về sau mang cấp Trung tá), chỉ huy từ 25/5/1965 đến 7/9/1966.
    -Thiếu tá Trần Quốc Lịch, chỉ huy từ 8/9/1966 đến 9/7/1968.
    -Thiếu tá Lê Văn Phát (Sinh năm 1931, tốt nghiệp trường Võ khoa Thủ Đức K4. Sau cùng là Đại tá Tham mưu trưởng Sư đoàn Nhảy dù), chỉ huy từ 10/7/1968 đến 4/10/1971.
    -Thiếu tá Trần Văn Sơn (Tốt nghiệp trường Võ khoa Thủ Đức K8. Sau cùng là Trung tá Lữ đoàn phó Lữ đoàn 2 Nhảy dù, tử trận ở Nha Trang khi đang cùng đơn vị di tản chiến thuật), chỉ huy từ 5/10/1971 đến 7/7/1972.
    -Thiếu tá Võ Thanh Đồng (Tốt nghiệp trường Võ khoa Thủ Đức, về sau mang cấp Trung tá), chỉ huy từ 8/7/1972 đến tháng 9/1974.
    -Thiếu tá Lã Quý Trang (Tốt nghiệp trường Võ bị Đà Lạt K18), chỉ huy từ tháng 8/1974 đến 30/4/1975.
  4. ^ Thiếu tá Nguyễn Văn Lộc sinh năm 1932 tại Ba Xuyên, tốt nghiệp khóa 5 võ bị Liên quân Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Biệt động quân Trung ương, đầu năm 1975 được cử làm Tư lệnh Sư đoàn 106 Biệt động quân tân lập
  5. ^ Năm 1959 Liên đoàn Nhảy dù được nâng cấp và đổi tên thành Lữ đoàn Nhảy dù
  6. ^ Thiếu tá Lữ Đình Sơn giải ngũ cuối năm 1963 ở cấp Trung tá.
  7. ^ Trung tá Phạm Văn Út, sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng An Xuyên.
  8. ^ Tướng Nguyễn Thanh Sằng chuyển ra miền Trung làm Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh.
  9. ^ Tướng Nguyễn Bảo Trị đang là Chỉ huy trường Chỉ huy Tham mưu, được điều về Trung ương làm Phụ tá Quân huấn cho Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn thay tướng Phan Trọng Chinh.
  10. ^ Cụ Phan Trọng Vinh, nguyên là Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 22 Việt Nam. Năm 1952 tử trận tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
  11. ^ Cụ Bùi Phó Chí (1907-1987), tốt nghiệp khóa 1 trường Võ bị Tông Sơn Tây, nguyên Đại úy Liên đoàn trưởng Liên đoàn Thủy quân Lục chiến (1955), giải ngũ năm 1956.
  12. ^ Ông Phan Trong Hoan, xuất thân từ Thiếu sinh quân Việt Nam Cộng hòa, giải ngũ ở cấp Trung úy.
  13. ^ Ông Phan Trọng Thiên, tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Đà Lạt, cấp bậc sau cùng là Đại tá Bộ binh.
  14. ^ Ông Phan Trọng Sinh, tốt nghiệp khóa 11 Võ bị Đà Lạt, cấp bậc sau cùng là Trung tá Nha Kỹ thuật.

Tham khảo sửa

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử quân lực Việt Nam Cộng hòa.