Trần Đình Sơn (chính khách)

Trần Đình Sơn (sinh ngày 14 tháng 2 năm 1958) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đắk Lắk, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa 13, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắc Lắk.[1]

Trần Đình Sơn
Chức vụ
Nhiệm kỳ2011 – 2016
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắc Lắk
Nhiệm kỳ2008 – 1 tháng 3 năm 2018
Tiền nhiệmĐỗ Khắc Tiệp
Kế nhiệmLê Quang Tiến (Phó Viện trưởng phụ trách VKSND Đắk Lắk)
Thông tin chung
Sinh14 tháng 2, 1958 (66 tuổi)
Đông Cương, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Xuất thân sửa

Ông sinh ngày 14 tháng 2 năm 1958, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Đông Cương, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Giáo dục sửa

Ông có trình độ học vấn là Thạc sỹ Luật.

Ông có trình độ lí luận chính trị là Cử nhân chính trị.

Sự nghiệp sửa

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 9/10/1984.

Từ năm 1996 đến năm 2008, Trần Đình Sơn là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk phụ trách mảng án hình sự. Trần Đình Sơn được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk Đỗ Khắc Tiệp đề bạt giữ chức vụ Viện trưởng khi Đỗ Khắc Tiệp về hưu vào tháng 3 năm 2008.[2]

Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là Tỉnh ủy viên, Bí thư ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắc Lắk, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa 13, làm việc ở Viện KSND tỉnh Đắk Lắk.

Trần Đình Sơn nghỉ hưu từ ngày 1 tháng 3 năm 2018, thay thế ông phụ trách VKSND tỉnh Đắk Lắk là Phó Viện trưởng Lê Quang Tiến.[3]

Sai phạm và kỉ luật sửa

Trong kết luận thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam ban hành tháng 9 năm 2018, trong thời gian làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Lắk, Trần Đình Sơn đã "vi phạm về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì, đầu tư xây dựng cơ bản, để xảy ra thất thoát tài sản nhà nước hơn 1,532 tỉ đồng".[3][4]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ Hoàng Thiên Nga (18 tháng 3 năm 2008). “Viện trưởng đã nghỉ hưu tiếp tục công tác để tìm Viện trưởng mới”. Báo Tiền phong. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ a b Duy Hậu (12 tháng 9 năm 2018). “Đắk Lắk: Xem xét xử lý nguyên Viện trưởng VKSND gây thất thoát tài sản nhà nước”. Báo Dân Việt. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2018.
  4. ^ C. Nguyên (12 tháng 9 năm 2018). “Để thất thoát hơn 1,5 tỉ đồng, nguyên viện trưởng bị đề nghị kỷ luật”. Báo Người lao động. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2018.

Liên kết ngoài sửa