Trận Beaune-la-Rolande là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức,[8] diễn ra vào ngày 28 tháng 11 năm 1870 tại Pháp.[9][10] Trong trận chiến quyết liệt này, quân đội Phổ do Hoàng thân Friedrich Karl chỉ huy đã giữ vững trận địa và giáng một thất bại nặng nề vào cuộc tiến công của quân đội Pháp do tướng Jean-Baptiste d'Aurelle chỉ huy, và gây cho quân Pháp những thiệt hại nặng nề,[6][8] bất chấp lợi thế về quân số của quân Pháp.[11] Trong khi đó, quân Phổ chỉ chịu thiệt hại nhỏ nhoi.[3] Đây là một trong không ít thất bại của Tập đoàn quân Loire nói riêng và của quân đội cộng hòa non trẻ của Pháp trong cuộc chiến tranh.[12][13] Tinh thần chiến đấu bền bỉ và sự am tường về chiến tranh của Quân đoàn X của Đức, cùng với khả năng chỉ huy quân sự của tướng Voigts-Rhetz, được ghi nhận là những yếu tố đã khiến họ đập tan cuộc tấn công của đội quân đông hơn rất nhiều của nền Cộng hòa Pháp non trẻ.[14] Cùng với chiến thắng của quân đội Đức trong các trận đánh tại Loigny-PoupryBeaugency sau đó, chiến thắng Beaune-la-Rolande của "Hoàng tử Đỏ" Karl đã góp phần khiến cho họ tái chiếm Orléans.[15][16]

Trận Beaune-la-Rolande
Một phần của cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ
Tranh vẽ trận chiến tại Beaune-la-Rolande
Trận Beaune-la-Rolande, vẽ bởi Wilfrid-Constant Beauquesne (1840-1913)
Thời gian28 tháng 11 năm 1870[1]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Phổ giành chiến thắng lớn[2], quân đội Pháp triệt thoái với thiệt hại nặng nề.[3][4]
Tham chiến
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ Pháp Pháp
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ Hoàng thân Friedrich Karl[5]
Vương quốc Phổ Konstantin Bernhard von Voigts-Rhetz[5]
PhápJean-Baptiste d'Aurelle[6]
PhápJoseph-Constant Crouzat[5]
Lực lượng
9.000-12.000 quân
70 hỏa pháo[3][7]
31.000-60.000 quân
140 hỏa pháo[3][7]
Thương vong và tổn thất
817 binh lính
37 sĩ quan tử trận và bị thương[3][7]
Nhiều nhất là 8.000 binh lính tử trận và bị thương,[3]
100 người bị bắt[7]

Sau khi quân Pháp đoạt lại Orléans bằng thắng lợi của mình trong trận Coulmiers, tướng Aurelle chỉ huy Tập đoàn quân Loire đã xuống lệnh cho quân đoàn XX dưới quyền tướng Joseph Constant-Crouzat tiến đánh Beaune-la-Rolande về hướng đông bắc, nơi có mấy lữ đoàn Phổ thuộc quân đoàn X do tướng Konstantin Bernhard von Voigts-Rhetz chỉ huy (một phần thuộc biên chế của Tập đoàn quân số 2 dưới quyền Hoàng thân Karl Friedrich) đã được lệnh trấn giữ.[3][17][18] Trước khi hội đủ tại Beaune-la-Rolande, vào ngày 24 tháng 11 năm 1870, hai lữ đoàn thuộc Quân đoàn X của Đức đã đánh bại một đợt tấn công của d'Aurelle trong trận Ladon và Mézières.[14][19] Trong ngày 28 tháng 11 năm 1870, lực lượng đông đảo của Paladines đã tiến công ngôi làng Beaune-la-Rolande từ 3 hướng và điều này đồng nghĩa với việc họ tiến công sườn trái của Karl Friedrich – Tư lệnh Tập đoàn quân số 2 của Đức-Phổ. Binh lính Hanover trú phòng tại Beaune đã vài lần chịu áp lục nghiêm trọng, và thậm chí có khi gần như là bị vây hãm. Mặc dù bất lợi về quân số nhưng lính Hannover giàu kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ và chỉ huy bài bản, đồng thời có nhiều lính pháo binh kỳ cựu và dồi dào đạn dược. Trong các căn cứ công sự của mình tại thị trấn, quân Đức đã đứng vững hàng tiếng đồng hồ. Crouzat lo ngại không dám triển khai toàn bộ pháo lực của mình, vì, mặc dù điều này có thể giúp ông đập tan cuộc kháng cự của đối phương, nó cũng sẽ gây cho đô thị bị tàn phá nặng nề. Thay vì đó, vị tướng Pháp lệ thuộc vào các đội hình bộ binh, và các đợt tấn công của quân Pháp nhằm chiếm giữ các căn nhà đều bị bẻ gãy. Có một thời điểm (độ trước 2 giờ chiều), Voigts-Rhetz đã gần như là phát lệnh rút quân, khiến Tham mưu trưởng của ông là Đại tá Caprivi phải ngăn cản ông một cách khó nhọc. Cho đến chiều, Friedrich Karl đã đích thân kéo quân đoàn III của ông đến ứng chiến, xoay chuyển thế trận với lợi thế thuộc về quân đội Đức.[9][18][20][21] Cùng với quân tiếp viện của mình, quân đoàn X của Đức đã giành thắng lợi trong cuộc tiến công vào quân Pháp về hướng đông ngôi làng.[3] Quân Pháp tiến công đã bị bọc sườn[20], và Crouzat tin rằng quân đội mình đã thất bại.[9] Cuộc rút chạy về Bellegarde (bên ngoài rừng Orléans) của quân Pháp bại trận đã rơi vào hỗn loạn nghiêm trọng.[4][22]

Không những quân đội Đức mà quân đội Pháp cũng được ghi nhận là đã chiến đấu rất dũng cảm trong trận đánh này,[23][24] và trận chiến cũng không mang tính chất quyết định. Tuy nhiên, với chiến thắng vang dội của người Đức trong trận Beaune-la-Rolande, họ đã đập tan kế hoạch tiến theo con đường Fontainebleau vào Paris đang bị quân Đức vây hãm của người Pháp.[25][26] Trận chiến cũng thể hiện ưu thế của lực lượng quân đội nhà nghề của Đức trước các lực lượng trừ bị chưa được rèn luyện của Pháp[3], và cái giá rất đắt mà nền Cộng hòa Pháp phải trả trong trận chiến này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiếp tục chiến tranh của họ với nước Đức.[14] Không lâu sau đó, quân Đức tiếp tục giành thắng lợi toàn diện trước quân Pháp trong trận chiến Loigny-Poupry.[27]

Chú thích

sửa
  1. ^ "Corps auxiliaires créés pendant la guerre 1870-1871"
  2. ^ "My days of adventure: the fall of France, 1870-71"
  3. ^ a b c d e f g h i Wawro, Geoffrey (2003), The Franco-Prussian War: The German Conquest of France in 1870-1871, Cambridge University Press, tr. 271, ISBN 0-521-58436-1
  4. ^ a b "The reconstruction of Europe; a sketch of the diplomatic and military history of continental Europe"
  5. ^ a b c Tony Jacques, Dictionary of Battles and Sieges: A-E, trang 121
  6. ^ a b "Men who have made the new German empire. A series of brief biographic sketches"
  7. ^ a b c d North Otago Times article on battle
  8. ^ a b "Dictionary of battles from the earliest date to the present time"
  9. ^ a b c History of the Franco Prussian War
  10. ^ Spencer C. Tucker (biên tập), A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East: From the Ancient World to the Modern Middle East, trang 1453
  11. ^ "Bismarck in the Franco-German war, 1870-1871"
  12. ^ "'Jena' or 'Sedan'?"
  13. ^ "France and her army"
  14. ^ a b c "The French Campaign, 1870-1871: Military Description"
  15. ^ "A short history of modern Europe from the French Revolution to the Great War"
  16. ^ "Memories and studies of war and peace"
  17. ^ Stephen Badsey, The Franco-Prussian War 1870-1871, trang 70
  18. ^ a b Michael Howard, The Franco-Prussian War: The German Invasion of France, 1870-1871, trang 299
  19. ^ Wilhelm Rüstow, The war for the Rhine frontier, 1870: Its political and military history, Tập 1, trang 9
  20. ^ a b "The seven weeks' war. its antecedents and its incidents"
  21. ^ "Moltke, a biographical and critical study"
  22. ^ "The Cambridge modern history"
  23. ^ "Gambetta"
  24. ^ "Bismarck; some secret pages of his history"
  25. ^ "Wars of the century and the development of military science"
  26. ^ "Battles of the nineteenth century"
  27. ^ "A review of the history of infantry"

Đọc thêm

sửa
  • Colonel Rousset, Histoire générale de la Guerre franco-allemande, tome 2, édition Jules Tallandier, Paris, 1911.
  • Jules Barrel et Arthur Le Bret, Les mobiles des Deux-Sèvres pendant la guerre de 1870-71, Imprimerie TH. Mercier, Niort, 1904.
  • M. Bois, Sur la Loire, 1888.
  • Abbé Garreau, Les 40 otages de la Prusse à Beaune la Rolande (Récit de la bataille de Lorcy et Beaune la Rolande vécut par l’abbé Garreau alors otage des prussiens), 1873.
  • Grenest, L’armée de la Loire campagne de 1870–1871, 1893.
  • Lieutenant-colonel Rancourt de Mimerand, Le 1 Bataillon du Loiret (GIEN) et le 73×10{{{1}}} Régiment de Mobile (Loiret Isère), Imprimerie Ernest Colas, Orléans, 1872.
  • M. Marotte, La bataille de Beaune la Rolande, 1871.

Liên kết ngoài

sửa