Trận Santa Clara
Trận Santa Clara là một loạt các sự kiện xảy ra khi quân đội cách mạng Cuba dưới sự chỉ huy của Che Guevara đã đánh chiếm được thành phố Santa Clara vào cuối tháng 12 năm 1958.[3] Trận đánh này là một chiến thắng quyết định cho quân nổi dậy trong cuộc chiến chống lại chế độ độc tài của Tướng Fulgencio Batista. Trong vòng 12 giờ sau khi chiếm được thành phố, Batista đã chạy trốn khỏi Cuba và lực lượng của Fidel Castro tuyên bố giành thắng lợi sau cùng.[4]
Trận Santa Clara | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Cách mạng Cuba | |||||||
Che Guevara sau trận Santa Clara, ảnh chụp vào ngày 1 tháng 1 năm 1959. | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Cộng hòa Cuba |
Phong trào 26 tháng 7 Mặt trận Dân tộc Escambray thứ hai Ban Chỉ đạo Cách mạng[1] | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Đại tá Joaquín Casillas Cảnh sát trưởng Cornelio Rojas Đại tá Fernandez Suero Đại tá Candido Hernandez |
Che Guevara Rolando Cubela Roberto Rodríguez † Antonio Núñez Jiménez William Alexander Morgan[2] | ||||||
Thành phần tham chiến | |||||||
Trung đoàn Leoncio Vidal Trung đoàn 31 | Không rõ | ||||||
Lực lượng | |||||||
3.900 lính 10 xe tăng 1 đoàn tàu bọc thép 7 máy bay ném bom hạng trung B-26 | 340 du kích | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
2.900 người bị bắt 1 đoàn tàu bọc thép bị phá hủy | Không rõ |
Ngoài ra, cánh quân của Che còn chiếm giữ được đoàn tàu bọc thép và các chương trình phát sóng truyền thông sau đó từ cả chính phủ lẫn quân nổi dậy đã chứng minh đây chính là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc cách mạng này. Mặc dù các tờ báo ngày hôm sau ca ngợi "chiến thắng" của Batista tại Santa Clara, chương trình phát sóng trái ngược từ quân nổi dậy của Castro đã đẩy nhanh tiến trình đầu hàng của quân đội Batista. Bản báo cáo kết thúc bằng tin tức cho biết giới lãnh đạo quân nổi dậy đang tiến về thủ đô La Habana "mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào" nhằm tiếp quản chính phủ của chế độ cũ.[5]
Hầu hết các đơn vị đồn trú trên khắp đất nước đã nhanh chóng đầu hàng viên chỉ huy du kích đầu tiên xuất hiện trước lối vào thành phố này. Vào giữa buổi chiều, Che thông báo trên đài phát thanh mang tên Radio Rebelde rằng những người lính cuối cùng ở Santa Clara đã phải buông súng đầu hàng quân nổi dậy.[6]
Tham khảo
sửa- ^ Ferrals/ACN, Marta Gómez (29 tháng 12 năm 2022). “Las decisivas batallas de Camilo y Che”. Adelante.cu (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2024.
- ^ Miguel A. Faria Jr., Cuba in Revolution—Escape from a Lost Paradise (2002), 69
- ^ Tamayo, Harry Antonio Villegas (1997). Waters, Mary-Alice (biên tập). Pombo : A Man of Che's Guerrilla : with Che Guevara in Bolivia, 1966-68 (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1). New York: Pathfinder. tr. 326. ISBN 978-0-87348-833-4.
- ^ Franks, Jeff (2 tháng 1 năm 2009). “Castro says Cuba revolution faces years of struggle”. Reuters (bằng tiếng Anh). Reuters. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
- ^ Cooke, Alistair (16 tháng 5 năm 2002). “Cuban dictator flees”. The Guardian. London. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2010.
- ^ Crompton, Samuel Willard (1997). 100 Wars that Shaped World History (bằng tiếng Anh). San Mateo, California: San Mateo, Calif. Bluewood Books. tr. 101. ISBN 978-0-912517-28-5.