Truyện cổ tích cho tuổi mười bảy

Truyện cổ tích cho tuổi mười bảy là một bộ phim tâm lý dành cho lứa tuổi mới lớn do Nghệ sĩ ưu tú Xuân Sơn đạo diễn. Đây cũng là tác phẩm đầu tay của nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, ra mắt lần đầu năm 1988.

Truyện cổ tích
cho tuổi mười bảy
Thể loạiTâm lý, lãng mạn
Kịch bảnTrịnh Thanh Nhã
Đạo diễnXuân Sơn
Phạm Xuân Lộc
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Địa điểmHà Nội
Bố trí cameraTrương Minh
Phạm Văn Lưu
Thời lượng90 phút
Đơn vị sản xuấtHãng phim truyện Việt Nam
Nhà phân phốiHãng phim Phương Nam
Trình chiếu
Quốc gia chiếu đầu tiên Việt Nam
Phát sóng1988

Nội dung

sửa

Những rung động tuổi mới lớn, nỗi nhớ thương người thân nơi chiến trường, những mộng mơ và băn khoăn vô định đầu đời… đã tạo nên không gian cho một câu chuyện cổ tích với cô bé An.

Truyện phim bắt đầu với cô bé tên An. Khi đưa tiễn những chàng trai lên đường ra trận, cô nhặt được một cánh thư rơi của một chiến sĩ tên Thái. Cô đã tìm đến địa chỉ nhà anh và gửi lá thư cho mẹ anh. An mồ côi mẹ từ nhỏ, gia đình Thái lại chỉ duy nhât có người mẹ còn ở nhà. Như tìm được niềm an ủi, hai người thân thiết với nhau rất nhanh, mẹ Thái cũng động viên cô viết thư cho Thái. Từ đây cô bắt đầu nảy sinh tình cảm với người lính đang ngoài mặt trận.

Trong lớp, An luôn được các chàng trai học cùng tán tỉnh đùa giỡn. Một trong số đó là Hải, người thật sự thích An, nhưng An nhiều lần lảng tránh. Hải cũng là người duy nhất đứng lên bênh vực An khi An bị kiểm điểm vì học hành sa sút, mải mê yêu đương quá sớm. Bước ngoặt xảy ra khi những người bạn của An trong đó có Hải phải ra mặt trận. Cùng lúc đó, cô nhận được tin từ chiến trường, Thái đã hi sinh ở chiến trường Nam Lào. An dần trân trọng những gì mình đang có: đó là Hải. Cảnh phim kết thúc khi cô chạy tới nơi tiễn chân những người lính ra đi và hồi tưởng lại trong sự nuối tiếc khôn nguôi.

Chế tác

sửa

Truyện cổ tích cho tuổi 17 ra đời năm 1988 như một làn gió mát thổi vào điện ảnh Việt Nam, một bộ phim về chiến tranh mà không hề có khói súng.

Với bộ phim này, Lê Vi đã có một khởi đầu đẹp đẽ với điện ảnh, từ đó trở thành một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất của điện ảnh Việt Nam. Tình yêu luôn có sức sống mãnh liệt, trong bối cảnh chiến tranh nhiều hi sinh mất mát, nó chỉ bền chặt hơn. Phim khắc họa rất thành công người con gái Việt Nam, một câu chuyện cổ tích không xa vời. Mọi chi tiết đều nhẹ nhàng, đơn giản nhưng sâu sắc đúng như phong cách kín đáo, thâm trầm của người Đông phương nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng.

Với bộ phim này, Lê Vi đã có một khởi đầu đẹp đẽ với điện ảnh, từ đó trở thành một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất của Điện ảnh Việt Nam.

Sản xuất

sửa
  • Thư ký trường quay: Lý Văn Việt
  • Kịch vụ: Bùi Trần Quyển
  • Âm nhạc: Nguyễn Xinh, Dỗ Dũng
  • Biên tập nhạc: Nguyễn Lân
  • Phục trang: Nguyễn Phương Khanh
  • Hóa trang: Vương Lan Anh
  • Ánh sáng: Nguyễn Bảo Chi, Trần Đình Phúc
  • Đạo cụ: Nguyễn Văn Sinh
  • Dựng cảnh: Hoàng Văn Hoan
  • Phục trang: Mai Phương
  • Tiếng động: Minh Tâm
  • Quay phối hợp: Viết Tuấn, Lê Nguyên Thủy

Diễn xuất

sửa

Giải thưởng

sửa
Năm Lễ trao giải Hạng mục Đối tượng đề cử Kết quả Nguồn
1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Phim truyện điện ảnh Bông sen vàng [1][2][3]
Đạo diễn xuất sắc Nghệ sĩ ưu tú Xuân Sơn Đoạt giải
Biên kịch xuất sắc Trịnh Thanh Nhã
Quay phim xuất sắc Trương Minh
Họa sĩ thiết kế xuất sắc Phạm Quang Vĩnh
Âm nhạc xuất sắc Nguyễn Xinh

Xem thêm

sửa
  1. ^ P.V (18 tháng 11 năm 2011). “Trở lại ký ức: LHP VN lần thứ 8”. Báo Văn hóa điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ Chu Thu Hằng (31 tháng 7 năm 2017). “Khởi động LHP VN lần thứ 20: Đậm sắc màu hội nhập”. Báo Văn hóa điện tử. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ Song Kim (12 tháng 11 năm 2009). “Đạo diễn Xuân Sơn: Gặp "nạn" vì phim thị Trường”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa