Vân tần

phi tần của Hàm Phong Đế

Vân tần Vũ Giai thị (chữ Hán: 云嫔武佳氏, ? - 1855), là một phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế.

Thanh Văn Tông Vân tần
清文宗云嫔
Hàm Phong Đế tần
Thông tin chung
Sinh?
Mất1855
An tángPhi viên tẩm của Định lăng (定陵), Thanh Đông lăng
Phối ngẫuThanh Văn Tông
Hàm Phong Hoàng đế
Tước hiệu[Cách cách; 格格]
[Vân Quý nhân; 云貴人]
[Vân tần; 云嬪]
Thân phụVũ Đức

Tiểu sử sửa

Vân tần mang họ Vũ Giai thị, Chính Hoàng kỳ Bao y xuất thân, con gái của Tá lĩnh Vũ Đức (武德). Tằng tổ phụ của bà là Đô Cẩn (都僅), làm nghề thợ mộc. Có thể nói Vũ Giai thị xuất thân cực kỳ bình thường, nếu không muốn nói là có phần hơi thấp kém do có gốc gác Bao y.

Năm Đạo Quang thứ 29 (1849), Vũ Giai thị đã bắt đầu xuất hiện với ghi chép: [" Hoàng tứ tử hạ nữ"[1]]. Với xuất thân Bao y, bà không thể tham gia Bát kỳ tuyển tú, nhưng rất có thể bà đã trải qua Nội vụ phủ Bao y tuyển tú, trở thành Quan nữ tử mà được Hoàng tứ tử Dịch Trữ (tức Hàm Phong Đế sau này) sủng hạnh. Nhiều tư liệu ghi rằng Đạo Quang Đế đã trực tiếp chỉ định bà vào hầu hạ Hoàng tứ tử. Lúc này, Vũ Giai thị trở thành một thị thiếp chính thức của Hàm Phong Đế và có địa vị như một Trắc Phúc tấn không chính thống[2]. Cha bà được hưởng nhiều đãi ngộ, tiến tới chức Lãnh thôi Quản lĩnh, có thể nói Đạo Quang Đế hậu đãi gia đình bà và đãi ngộ bà theo phân vị Trắc Phúc tấn thực sự, dù lúc ấy bà chỉ là một Cách cách bình thường. Thê thiếp tiềm để của Hàm Phong Đế thực không có nhiều, ngoài Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu Tát Khắc Đặc thị thì chỉ có Vũ Giai thị được ghi chép lại, nên bà không chính thức mà được hưởng như một Trắc Phúc tấn cũng là điều dễ hiểu.

Năm Đạo Quang 30 (1850), ngày 25 tháng 2, buổi trưa, Đạo Quang Đế băng hà. Ngày 9 tháng 3, Hoàng thái tử Dịch Trữ lên ngôi, sử gọi [Hàm Phong Đế]. Đích phi Tát Khắc Đặc thị truy phong Hoàng hậu, Cách cách Vũ Giai thị được sơ phong Vân Quý nhân (云貴人)[3]. Năm Hàm Phong thứ 2 (1852), ngày 15 tháng 3, có ghi chép [Đạo Quang Đế Đồng tần thưởng cấp cho Vân Quý nhân"], có thể thấy Vũ Giai thị rất được lòng các phi tần tiền triều. Trong khoảng thời gian này, Vũ Giai thị ngụ ở Chung Túy cung, nhưng sau khi Trinh tần Nữu Hỗ Lộc thị nhập cung ở tại đây, thông thường có thể ở cùng, nhưng Hàm Phong Đế đã đặc cách chuyển bà đến Thừa Càn cung mà chuyên trú một mình.[4]

Năm Hàm Phong thứ 2 (1852), ngày 18 tháng 4, Kính Sự phòng đã truyền chỉ dụ: [Vân Quý nhân phong vị Tần]. Ngày 19 tháng 4, chính thức chiếu phong Quý nhân Vũ Giai thị là Vân tần (云嫔). Căn cứ Thanh cung Kính Sự phòng đương án (清宮敬事房檔案的記載), Hàm Phong Đế mệnh Thường Lộc tuyên chỉ cho Thẩm Chân Lân họa lại dung mạo của Vân tần, trình bày trên giấy Như Ý.

Sách văn rằng:

Năm Hàm Phong thứ 5 (1855), ngày 4 tháng 1, Vân tần Vũ Giai thị hoăng thệ, kim quan tạm an tại Tĩnh An Trang. Năm Đồng Trị thứ 4 (1865), ngày 25 tháng 9, kim quan của Vân tần nhập táng Phi viên tẩm của Định lăng.

Tham khảo sửa

  1. ^ 武佳氏在道光二十九年的宮分中以「皇四子下女子」的身份出現,在此之前的宮分裡並沒有武佳氏的存在
  2. ^ 《內務府來文》有載:「道光三十年正月二十八日奉旨,朕側福晉武佳氏晉封為雲貴人。」由於武佳氏出身卑微、無生育,因此咸豐帝沒有可能為其請側,側福晉之位為虛銜而已
  3. ^ 道光三十年二月初十日(1852年),已為雲貴人
  4. ^ 初居鐘粹宮 ,至貞嬪住鐘粹宮的時候,武佳氏已遷居承乾宮