1SWASP J140747.93−394542.6 (còn được gọi là 1SWASP J140747, J1407Mamajek's Object) là một ngôi sao có sự tương đồng với Mặt Trời trong chòm sao Bán Nhân Mã, cách Trái Đất khoảng 434 năm ánh sáng.[5][6] Đây là một ngôi sao tương đối trẻ, tuổi của J1407 được ước tính là 16 triệu năm và khối lượng bằng khoảng 90% so với Mặt Trời.[2][7] Ngôi sao này có cấp sao biểu kiến ​​là 12,3 và cần có kính viễn vọng để có thể quan sát thấy.[3] Tên của ngôi sao này bắt nguồn từ chương trình SuperWASP (Tìm kiếm góc rộng các hành tinh) và từ tọa độ của ngôi sao. J1407 có thể biến quang do hành tinh quay xung quanh ngôi sao này, do đó, J1407 được đặt tên là sao biến quang V1400 Centauri.

V1400 Centauri

Sơ đồ của V1400 Centauri và J1407b theo tỷ lệ, cho thấy phạm vi của hệ thống vành đai
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Bán Nhân Mã
Xích kinh 14h 07m 47.92976s[1]
Xích vĩ −39° 45′ 42.7671″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 12.31[2][3]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổK5 IV(e) Li[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)565±292[1] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −23108±0015[1] mas/năm
Dec.: −21048±0017[1] mas/năm
Thị sai (π)7.2351 ± 0.0140[1] mas
Khoảng cách450.8 ± 0.9 ly
(138.2 ± 0.3 pc)
Chi tiết
Khối lượng09[2] M
Bán kính>093±002[4] R
Nhiệt độ4400±100[5] K
Tuổi16[2] Myr
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu
Extrasolar
Planets
Encyclopaedia
dữ liệu

Năm 2007, J1407 được phát hiện có ít nhất một thiên thể lớn đang quay quanh, 1SWASP J1407b[8] (J1407b), được cho là một hành tinh khí khổng lồ lớn hoặc một sao lùn nâu, với một hệ thống vành đai khổng lồ.[2][5][9] Các quan sát sau đó đã không xác nhận thành công J1407b, và cho thấy rằng hành tinh này đang ở trên một quỹ đạo rất lệch tâm xung quanh ngôi sao.[4]

Hệ hành tinh giả thuyết sửa

 
Một đường cong ánh sáng (light curve) trực quan cho V1400 Centauri, cho thấy thiên thực năm 2007. Chủ yếu hiển thị dữ liệu SuperWASP,[10] bởi Mamajek et al..[2]
Ngoại hành tinh J1407b trong Celestia.

Việc phát hiện ra J1407 và các lần thiên thực bất thường của ngôi sao này lần đầu tiên được báo cáo bởi một nhóm do nhà thiên văn học Eric Mamajek của Đại học Rochester đứng đầu vào năm 2012.[2] Sự tồn tại và các thông số của hệ thống vành đai xung quanh thiên thể đồng hành J1407b được suy ra từ quan sát của một lần thiên thực rất dài và phức tạp của ngôi sao mẹ kéo dài 56 ngày trong tháng 4 và tháng 5 năm 2007.[2][7] J1407b được gọi là "Sao Thổ trên steroid"[6][11] hoặc "Siêu Sao Thổ"[12] do hệ thống vành đai quanh thiên thể này có bán kính xấp xỉ 90.000.000 km (0,601613 AU).[5]

Hệ hành tinh V1400 Centauri [8][13]
Thiên thể đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượng Bán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâm Độ nghiêng Bán kính
b (chưa xác nhận) 200±60 MJ 39±17 3725±900 >06

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e Vallenari, A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (2023). “Gaia Data Release 3. Summary of the content and survey properties”. Astronomy and Astrophysics. 674: A1. arXiv:2208.00211. Bibcode:2023A&A...674A...1G. doi:10.1051/0004-6361/202243940. S2CID 244398875. Gaia DR3 record for this source at VizieR.
  2. ^ a b c d e f g h i Mamajek, Eric E.; Quillen, Alice C.; Pecaut, Mark J.; Moolekamp, Fred; Scott, Erin L.; Kenworthy, Matthew A.; Collier Cameron, Andrew; Parley, Neil R. (tháng 3 năm 2012). “Planetary Construction Zones in Occultation: Discovery of an Extrasolar Ring System Transiting a Young Sun-like Star and Future Prospects for Detecting Eclipses by Circumsecondary and Circumplanetary Disks”. The Astronomical Journal. 143 (3): 72. arXiv:1108.4070. Bibcode:2012AJ....143...72M. doi:10.1088/0004-6256/143/3/72. S2CID 55818711.
  3. ^ a b “1SWASP J140747.93-394542.6”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2016.
  4. ^ a b Rieder, Steven; Kenworthy, Matthew A. (21 tháng 11 năm 2016). “Constraints on the size and dynamics of the J1407b ring system”. Astronomy & Astrophysics. 596 (A9): A9. arXiv:1609.08485. Bibcode:2016A&A...596A...9R. doi:10.1051/0004-6361/201629567. S2CID 118413749.
  5. ^ a b c d Kenworthy, Matthew A.; Mamajek, Eric E. (22 tháng 1 năm 2015). “Modeling giant extrasolar ring systems in eclipse and the case of J1407b: sculpting by exomoons?”. The Astrophysical Journal. 800 (2): 126. arXiv:1501.05652. Bibcode:2015ApJ...800..126K. doi:10.1088/0004-637X/800/2/126. S2CID 56118870.
  6. ^ a b St. Fleur, Nicholas (13 tháng 10 năm 2016). “Distant Ringed Object Could Be 'Saturn on Steroids'. New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2016.
  7. ^ a b “Eclipsing Ring System J1407”. Cerro Tololo Inter-American Observatory. 22 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2015.
  8. ^ a b “The Extrasolar Planet Encyclopaedia — 1SWASP J1407 b”. Exoplanet.eu. 29 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2017.
  9. ^ “Gigantic ring system around J1407b much larger, heavier than Saturn's”. University of Rochester. 26 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2015.
  10. ^ “Search SuperWASP Time Series”. NASA Exoplanet Archive. NASA. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  11. ^ O'Neill, Ian (12 tháng 1 năm 2012). 'Saturn on Steroids' Exoplanet Discovered?”. Discovery News. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2014.
  12. ^ Gigantic ring system around J1407b much larger, heavier than Saturn's, on University of Rochester website.
  13. ^ Sutton, P. J. (2019). “Mean motion resonances with nearby moons: an unlikely origin for the gaps observed in the ring around the exoplanet J1407b”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 486 (2): 1681–1689. arXiv:1902.09285. Bibcode:2019MNRAS.486.1681S. doi:10.1093/mnras/stz563. S2CID 119546405.

Liên kết ngoài sửa