Vladimir Prelog (23.7.1906 – 7.01.1998) là nhà hóa học người Croatia nổi tiếng, đã đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1975 chung với John Cornforth.

Vladimir Prelog
Sinh23.7.1906
Sarajevo, Bosna và Hercegovina, thời đó thuộc Đế quốc Áo-Hung
Mất7 tháng 1, 1998(1998-01-07) (91 tuổi)
Zürich, Thụy Sĩ
Nổi tiếng vìHóa hữu cơ
Hóa sinh
Giải thưởng Giải Nobel Hóa học (1975)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa sinh
Nơi công tácHọc viện Công nghệ Séc
Đại học Zagreb
ETH Zürich
Người hướng dẫn luận án tiến sĩEmil Votoček

Tiểu sử

sửa

Prelog sinh tại Sarajevo, Bosna và Hercegovina, thời đó thuộc Đế quốc Áo-Hung. Cha mẹ ông là người Croatia làm việc tại đây. Năm 1915, Prelog di chuyển về Zagreb (Croatia) cùng với gia đình. Ông học trường trung học ở Osijek và hoàn tất bậc trung học ở Zagreb, sau đó vào học đại học tại Praha và tốt nghiệp kỹ sư hóa họcHọc viện Công nghệ Séc năm 1929, dưới sự hướng dẫn của Emil Votoček. Sau khi đậu bằng tiến sĩ hóa học, ông vào làm việc trong phòng thí nghiệm của nhà máy G.J. Dríza ở Praha, phụ trách sản xuất các hóa chất hiếm mà thị trường thời đó không có. Lúc rảnh rỗi, ông tự nghiên cứu, bắt đầu từ ancaloit ở vỏ của cacao.

Sự nghiệp

sửa

Zagreb

sửa

Năm 1935, ông được mời tham gia Phân khoa Kỹ thuật (Tehnički Fakultet) của Đại học Zagreb làm giảng viên khoa hóa hữu cơkỹ thuật hóa học.

Với sự giúp đỡ của các cộng sự viên cùng các sinh viên, và sự tài trợ của nhà máy sản xuất dược phẩm "Kaštel" (nay là Pliva), ông bắt đầu ngiên cúu quinine và hợp chất của nó. Công trình cuối cùng dẫn tới việc sản xuất Streptazol - một trong các sulfonamide thương mại đầu tiên - mang lại một thành công về mặt tài chính.

Công trình khoa học ở đây đã thành công với sự tổng hợp đầu tiên chất adamantane, một hydrocarbon với một cấu trúc alicyclic bất thường, được phân lập từ các mỏ dầu ở Moravia.

Các kết quả nghiên cứu của Prelog đã được xuất bản trên các báo và tạp chí hóa học hàng đầu của châu Âu và khoa hóa hữu cơ phát triển ở Zagreb thời đó nổi tiếng khắp thế giới.

Zürich

sửa

Năm 1941, ông nhận lời mời của Lavoslav Ružička và sang làm giảng viên cấp cao ở trường ETH Zürich, Thụy Sĩ, và cuối cùng trở thành giáo sư.

Prelog có thể tách các enantiomer chiral[1] của base của Tröger năm 1944 bằng sắc ký trên một chất nền "quay vòng quang học" (optical rotation). Bằng sự dung giải chiral này, ông đã có thể chứng minh rằng không chỉ nguyên tử cacbon mà các nguyên tử nitơ cũng có thể là trung tâm chiral trong một phân tử, điều đã được dự đoán trong nhiều năm.[2]

Sau khi Ružička nghỉ hưu vào năm 1957, Prelog đã nắm phòng thí nghiệm hóa hữu cơ, nơi ông mở rộng hoạt động của nó đến các lãnh vực khác thường: các hợp chất dị vòng, các ancaloit, các hợp chất alicyclic, và việc cô lập cùng nghiên cứu các hợp chất hóa sinh được tìm thấy với số lượng nhỏ trong các cơ thể động vật. Ông cũng nghiên cứu cấu trúc của các kháng sinhhóa học lập thể của các phản ứng enzym.

Nghiên cứu của ông đã đóng góp vào việc giải thích cấu trúc của các steroid, triterpene, quinine, strychnine, solanine cùng các ancaloit khác, đưa ra cái gọi là quy định của Prelog, trong đó xác định các quan hệ cấu trúc hóa học giữa các chất phản ứng và các sản phẩm. Làm việc với Robert CahnChristopher Ingold, ông đã công thức hóa cái gọi là Quy luật Cahn–Ingold–Prelog, thường áp dụng trong hình học không gian.

Các tác phẩm khoa học của ông gồm hơn 400 công trình. Ông đã đào tạo nhiều thế hệ các nhà hóa học. Nhờ có ông và Ružička, Zürich đã trở thành một trong các trung tâm quan trọng nhất của ngành hóa hữu cơ hiện đại.

Giải thưởng

sửa

Đời tư

sửa

Ông là ngời sống bằng nội tâm, ít thổ lộ tâm tình với người khác. Ông là một trong số 109 người đoạt giải Nobel đã ký tên vào "lời kêu gọi hòa bình" cho Croatia năm 1991.

Vladimir Prelog qua đời ở Zürich ở tuổi 91. Một bình tro hài cốt của ông đã được chon theo nghi thức long trọng tại nghĩa trang MirogojZagreb ngày 27.9.2001. Năm 2008, một tượng đài kỷ niệm Prelog ở Praha đã được khánh thành.[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ các enantiomer là những phân tử đồng phân nhìn vào gương thì có hình ảnh trái ngược nhau (giống như bàn tay phải và bàn tay trái) nhưng không chồng lên nhau. Một phân tử có 2 enantiomer thì gọi là chiral, tức là một loại phân tử thiếu mặt phẳng đối xứng bên trong và do đó có một hình ảnh phản chiếu không thể chồng lên nhau. Tình trạng này thường là do có một nguyên tử cacbon bất đối xứng
  2. ^ V. Prelog, P. Wieland (1944). “Über die Spaltung der Tröger'schen Base in optische Antipoden, ein Beitrag zur Stereochemie des dreiwertigen Stickstoffs”. Helvetica Chimica Acta. 27 (1): 1127–1134. doi:10.1002/hlca.194402701143.
  3. ^ “Spomenik Prelogu u Pragu”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2011.
  • Dunitz JD (1998). “Vladimir Prelog (1906-98) - Pioneer of stereochemistry”. Nature. 391 (6667): 542–542. doi:10.1038/35279.
  • Kurt Mislow (1998). “Vladimir Prelog, ngày 23 tháng 7 năm 1906 • ngày 7 tháng 1 năm 1998”. Proceedings of the American Philosophical Society. 144 (1): 105–111. JSTOR 1515610.
  • George B. Kaufman (1998). “In Memoriam Vladimir Prelog (1906–1998): Some Personal Reminiscences”. The Chemical Educator. 3 (2): 1–9. doi:10.1007/s00897980200a.
  • István Hargittai, Balazs Hargittai (2006). “Prelog Centennial: Vladimir Prelog (1906–1998)”. Structural Chemistry. 17 (1): 1–2. doi:10.1007/s11224-006-9000-x.
  • Duilio Arigon; Jack D. Dunitz; Albert Eschenmoser (2000). “Vladimir Prelog. ngày 23 tháng 7 năm 1906-ngày 7 tháng 1 năm 1998”. Biographical Memoirs of Fellows of the Royal Society. 46: 444–464. JSTOR 770410.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

sửa