Voi ma mút thảo nguyên

loài động vật có vú

Voi ma mút thảo nguyên, tên khoa học Mammuthus trogontherii, là một loài voi ma mút đã tuyệt chủng. Hóa thạch có niên đại từ 600.000 - 370.000 năm về trước thuộc thế Pleistocen.

Voi ma mút thảo nguyên
Thời điểm hóa thạch: giữa thế Pleistocen
Mô hình voi ma mút thảo nguyên
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Proboscidea
Họ (familia)Elephantidae
Chi (genus)Mammuthus
Loài (species)M. trogontherii
Danh pháp hai phần
Mammuthus trogontherii
Pohlig, 1885[1]
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
  • Mammuthus armeniacus Falconer, 1857
  • Mammuthus sungari Zhou, M.Z, 1959
  • Mammuthus protomammonteus
  • M. trogontherii chosaricus

Cùng với Mammuthus meridionalisDeinotherium, voi ma mút thảo nguyên là những loài có vòi lớn nhất đã từng tồn tại, nó cao khoảng 4,50 m (15 ft). Các ngà cong của nó có thể dài tới 5,20 m (18 ft) ở những con đực già.

Hóa thạch

sửa

Hóa thạch chủ yếu được phát hiện là răng, còn các xương là rất hiếm. Bộ xương hoàn chỉnh nhất được phát hiện năm 1996Kikinda, Serbia. Mẫu vật là con cái, cao khoảng 3,7 m (12 ft); dài 7 m (23 ft); ngà dài 2,7 m (8,9 ft) và ước tính có khối lượng khoảng 7 tấn khi còn sống

Một voi ma mút thảo nguyên khá hoàn chỉnh khổng lồ được khai quật trong các vách đá của Tây Runton ở Norfolk, Vương quốc Anh, nó bảo tồn hàm và răng của mình nhưng thiếu phần hộp sọ của nó. Một hộp sọ hiếm được tìm thấy trong Auvergne, Pháp, trong năm 2008 sẽ được kiểm xét bởi Dick MolFrédéric Lacombat trong bảo tàng Crozatier.

Mô tả

sửa

M.sungri cao từ 4-4,5 m (13–15 ft) tính đến vai. Một hóa thạch cho thấy xương cánh tay dài khoảng 1,45 m. Một ước tính khối lượng cho thấy nó nặng khoảng 6.000 - 9.000 kg.

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa

Tham khảo

sửa