Vong ngôn hay thất ngôn, mất khả năng ngôn ngữ (tiếng Anh: aphasia, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, aphatos: 'mất ngôn ngữ') là mất khả năng tạo và thấu hiểu ngôn ngữ, xuất phát từ các tổn thương tại não ở những vùng phụ trách các chức năng này, như vùng Broca, đảm nhiệm chức năng tạo dựng ngôn ngữ, hay vùng Wernicke, đảm nhiệm chức năng diễn đạt ngôn ngữ. Đây không phải là sự thiếu hụt về các chức năng tri giác, trí tuệ, hay tâm lý[1], cũng không phải là do suy yếu cơ bắp hay do rối loạn nhận thức.

Vong ngôn
Thất ngôn
Chuyên khoathần kinh học, tâm lý học thần kinh, Bệnh lý ngôn ngữ nói
ICD-10F80.0-F80.2, R47.0
ICD-9-CM315.31, 784.3
DiseasesDB4024
MedlinePlus003204
eMedicineneuro/437
MeSHD001037
Dysphasia
Chuyên khoathần kinh học, tâm lý học thần kinh, Bệnh lý ngôn ngữ nói
ICD-10F80.1, F80.2, R47.0
ICD-9-CM438.12, 784.5

Loạn ngôn hay rối loạn khả năng ngôn ngữ (Dysphasia) là sự trục trặc ngôn ngữ nhưng không phải mất đi khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và thấu hiểu ngôn ngữ. Thuật ngữ dysphasia ít được biết đến vì sự phổ biến của thuật ngữ vong ngôn đặc biệt là trong các lĩnh vực nghiên cứu về các tổn thương tiếng nói và ngôn ngữ, nên không thể nhầm lẫn với các trục trặc ngôn ngữ vì khó nuốt do một căn bệnh nào đó gây ra.

Tùy thuộc vào vùng não và mức độ thiệt hại, người bị vong ngôn có thể có khả năng nói nhưng không thể viết, hoặc ngược lại, mất đi khả năng thể hiện năng lực ngôn ngữ trên một diện rộng, như có thể hát nhưng lại không nói được. Vong ngôn có thể đi đôi với các rối loạn ngôn ngữ khác như loạn vận ngôn (dysarthria) hoặc mất phối hợp động tác (apraxia), cùng là hệ quả từ các tổn thương tại não.

Vong ngôn có thể nhận diện được bằng những cách khác nhau, từ những phương pháp khám nghiệm nhanh cạnh giường bệnh cho đến những việc tiêu tốn năng lượng trong đó kiểm tra các nhân tố then chốt về ngôn ngữ và năng lực giao tiếp. Bệnh chứng và khả năng hồi phục của những người bị vong ngôn rất khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, vị trí và mức độ tổn thương, và dạng vong ngôn.

Nguyên nhân

sửa

Vong ngôn thường là hệ quả từ các tổn thương đến các trung tâm ngôn ngữ của não bộ, ví dụ như vùng Broca. Các vùng này gần như luôn nằm trong bán cầu não trái, và đối với hầu hết mọi người đây là nơi phát tiết ra khả năng sản xuất và thấu hiểu ngôn ngữ. Tuy nhiên, với thiểu số người, khả năng ngôn ngữ được đảm nhiệm bởi bán cầu não phải. Trong cả hai trường hợp, thiệt hại cho các vùng ngôn ngữ này có thể được gây ra bởi các tổn thương tại não. Phần lớn các trường hợp là do xuất huyết não, tụ máu não, có nguồn gốc từ các khối u não hay tai nạn.

Vong ngôn cũng có thể phát triển chậm, như trường hợp của khối u não, hay từ những bệnh thần kinh ác tính như Alzheimer hay Parkinson. Nó cũng có thể được gây ra bởi chảy máu não đột ngột. Một số rối loạn thần kinh mãn tính, chẳng hạn như động kinh hay đau nửa đầu, can also include transient vong ngôn as a prodromal hoặc triệu chứng tái diễn. Vong ngôn is also listed as a rare side effect of the fentanyl patch, an opioid used to control chronic pain.[2]

Triệu chứng

sửa

Một trong những triệu chứng dưới đây có thể là biểu hiện lâm sàng của vong ngôn:

  • năng lực thấu hiểu ngôn ngữ yếu kém
  • mất khả năng phát âm, không phải do cơ họng bị tổn thương hay suy yếu
  • mất khả năng nói chuyện một cách tự nhiên
  • mất khả năng dùng từ ngữ
  • mất khả năng gọi tên sự vật
  • phát âm các từ thiếu rõ ràng
  • sử dụng quá nhiều những từ tự tạo
  • mất khả năng lặp lại câu
  • tiếp tục lặp lại các câu
  • loạn ngôn (paraphasia, thay thế các chữ cái, vần hoặc từ)
  • mất ngữ pháp (agrammatism, mất khả năng nói đúng ngữ pháp như thường)
  • dysprosody (thay đổi trong thanh âm, ngữ điệu)
  • dùng câu không đầy đủ
  • mất khả năng đọc
  • mất khả năng viết

Nguồn

sửa

Handbooks

sửa
  • Primary Progressive Vong ngôn (PPA) Handbook (Northwestern University)
  • Handbook of Speech-Language, Pathology, and Audiology
  • Reference manual for communicative sciences and disorders: speech and language

Bibliographic Databases

sửa
  • MLA International Bibliography
  • Linguistics Abstracts Online
  • Linguistics and Language Behavior Abstracts
  • Encyclopedia of the Human Brain
  • PsycINFO

Specialized Bibliographies

sửa
  • MD Consult
  • Psychology and Behavioral Sciences Collection
  • Health Reference Complete (Academic)

Chú thích học thuật

sửa
  • R. Chapey (Ed.) (2001). Language Intervention Strategies in Vong ngôn and Related Neurogenic Communication Disorders (Fourth Edition). Philadelphia: Lippincott, Williams & Wilkins.
  • Goodglass, H. & Kaplan, E. (1972). Assessment of Vong ngôn and Related Disorders. Philadelphia: Lea and Febinger.
  • Kay, J., Lesser, R., & Coltheart, M. (1992). Psycholinguistic Assessments of Language Processing in Vong ngôn (PALPA). Hove: Erlbaum.
  • Spreen, O. & Risser, A.H. (2003). Assessment of Vong ngôn. New York: Oxford University Press.
  • Tesak, Jürgen. Milestones in the history of vong ngôn: theories and protagonists. Hove, New York. Psychology Press: 2008.
  • LaPointe, Leonard L. Vong ngôn and related neurogenic language disorders. New York: Thieme: 2005
  • Duchan, Judith Felson. Byng, Sally. Challenging Vong ngôn Therapies: Broadening the Discourse and Extending the Boundaries. Hove, New York. Psychology Press: 2004.
  • Papathanasiou, Ilias. De Bleser, Ria. The sciences of vong ngôn: from therapy to theory. Amsterdam/Boston. Pergamon: 2003

Trải nghiệm cá nhân về vong ngôn

sửa
  • Hale, S (2003), The Man Who Lost His Language, Penguin.
  • Paul E. Berger and Stephanie Mensh, How to Conquer the World With One Hand...And an Attitude, 2nd Ed., ISBN 0-9668378-7-8
  • Cindy Greatrex (2005) Vong ngôn in the Deaf Community.
  • Dardick, Geeta (1991), Prisoner of Silence, Reader's Digest, June issue

Chú thích

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Speech and voice symptoms and signs Bản mẫu:Mental and behavioral disorders