Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2007/Tuần 20

Một hôn lễ của người H’Mông
Một hôn lễ của người H’Mông

Người H’Mông là một dân tộc ở châu Á nói tiếng H’Mông; quê hương của họ là những vùng núi cao ở phía nam Trung Quốc (đặc biệt là Quý Châu) cũng như các khu vực miền bắc của Đông Nam Á (bắc Việt NamLào). Thuật ngữ “Miêu” (“Mèo” hay “Mẹo”) là một từ ngữ xúc phạm đối với một số người H’Mông. Ngày nay, họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cũng là một trong 54 dân tộc Việt Nam.

Hai thuật ngữ, “Miêu” và “Hmông” (“Mèo” và “H’Mông” tại Việt Nam), hiện thời đều được sử dụng để chỉ một trong những nhóm thổ dân ở Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, trong các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng TâyHồ Bắc. Theo điều tra dân số năm 2000, số lượng người Miêu ở Trung Quốc khoảng 9,6 triệu. Ngoài phạm vi Trung Quốc họ còn sống ở Thái Lan, Lào (ở đó gọi là Lào Sủng), Việt NamMyanmar do di cư bắt đầu vào khoảng thế kỷ 18, cũng như tới Hoa Kỳ, Guyane thuộc Pháp, PhápÚc như là kết quả của các cuộc di cư gần đây sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Tất cả các nhóm này cộng lại xấp xỉ 8 triệu người nói tiếng Miêu. Tại Việt Nam, có khoảng trên 780.000 người H’Mông. Nhóm ngôn ngữ này bao gồm 3 thứ tiếng và 30-40 thổ ngữ có thể hiểu lẫn nhau được, cùng với tiếng Bunu thuộc về nhánh Miêu trong hệ ngôn ngữ H’Mông-Miền (hay hệ Miêu-Dao).