2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 5 năm 2020
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hồi hải mã

Người có hai hồi hải mã nằm ở hai bên bán cầu não. Hồi hải mã nằm ở thùy thái dương trong của não. Ở vị trí quan sát từ phía ngoài não, thùy trán ở bên trái, thùy chẩm ở bên phải và thùy thái dương, thùy đỉnh được cắt bỏ phần lớn để quan sát được hồi hải mã nằm ẩn ở phía dưới.
Người có hai hồi hải mã nằm ở hai bên bán cầu não. Hồi hải mã nằm ở thùy thái dương trong của não. Ở vị trí quan sát từ phía ngoài não, thùy trán ở bên trái, thùy chẩm ở bên phải và thùy thái dương, thùy đỉnh được cắt bỏ phần lớn để quan sát được hồi hải mã nằm ẩn ở phía dưới.

Hồi hải mã là thành phần quan trọng có trong não người và các động vật có xương sống khác. Con người và động vật có vú có hai hồi hải mã nằm ở hai bên não. Hồi hải mã là một phần của hệ viền (hệ limbic), có vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ từ trí nhớ ngắn hạn đến trí nhớ dài hạn và trí nhớ không gian cho phép điều hướng. Hồi hải mã nằm dưới vỏ đại não trong vỏ não nguyên thủy, và ở bộ linh trưởng, hải mã nằm trong vùng trung gian thùy thái dương. Nó chứa hai phần lồng vào nhau: hải mã đích danh và hồi răng.

Khi mắc bệnh Alzheimer (và các dạng suy giảm trí nhớ khác), hải mã là một trong những vùng đầu tiên của não bị tổn thương, triệu chứng ban đầu là mất trí nhớ ngắn hạn và mất phương hướng. Tổn thương hải mã cũng có thể là do giảm oxy huyết, viêm não hoặc động kinh vùng trung gian thùy thái dương. Những người bị tổn thương hải mã rộng, ở hai bên có thể bị chứng quên về sau: không có khả năng hình thành và lưu giữ những ký ức mới.

Do các tế bào thần kinh khác nhau được sắp xếp gọn gàng tầng tầng lớp lớp trong vùng hải mã, nên các nhà khoa học đã tạo nên mô hình khoa học để nghiên cứu sinh lý học thần kinh. Tính mềm dẻo synapse được biết đến trong quá trình điện thế hoá dài hạn được phát hiện xảy ra ở hải mã và các nghiên cứu thường tập trung cấu trúc này. LTP được cho là một trong những cơ chế thần kinh chính mà theo đó các ký ức được lưu trữ trong não. [ Đọc tiếp ]

Trận Gebora

Quang cảnh Badajoz nhìn qua sông Guadiana từ chân đồi San Cristóbal, tranh vẽ bởi Eugène-Ferdinand Buttura.
Quang cảnh Badajoz nhìn qua sông Guadiana từ chân đồi San Cristóbal, tranh vẽ bởi Eugène-Ferdinand Buttura.

Trận Gebora là một trận đánh trong Chiến tranh Bán đảo giữa Tây Ban NhaPháp. Trận đánh diễn ra vào ngày 19 tháng 2 năm 1811 ở phía tây bắc Badajoz thuộc Tây Ban Nha. Tại đây, một lực lượng Pháp có quân số ít hơn đã tiêu diệt gần như toàn bộ quân đội Tây Ban Nha vùng Extremadura.

Trong một nỗ lực nhằm giải vây cho lực lượng quân Pháp của Nguyên soái André Masséna khỏi tình thế bị sa lầy trước tuyến phòng thủ Torres Vedras của Liên minh chống Pháp tại Lisbon thuộc Bồ Đào Nha, Nguyên soái Jean-de-Dieu Soult đã dẫn một phần Đạo quân Midi (Đạo quân phương Nam) của Pháp từ Andalusia tiến vào vùng Extremadura lân cận thuộc Tây Ban Nha và vây hãm thị trấn pháo đài Badajoz. Tử tước Wellington và Tướng Tây Ban Nha Pedro Caro y Sureda, Hầu tước thứ ba của La Romana đã gửi một đội quân lớn của Tây Ban Nha đến để tấn công quân Pháp. Tuy nhiên, Tướng La Romana đột ngột qua đời trước khi đội quân này xuất phát, quyền chỉ huy chuyển sang Tướng Gabriel de Mendizábal Iraeta. Vào đầu tháng 2 năm 1811, được hỗ trợ bởi một lực lượng kỵ binh nhỏ của Bồ Đào Nha, quân Tây Ban Nha đã đến thị trấn và cắm trại trên đỉnh núi San Cristóbal gần đó.

Khi Mendizabal phớt lờ cảnh báo của Wellington và thất bại trong việc củng cố phòng thủ, Nguyên soái Soult đã lợi dụng tình thế dễ tổn thương của Tây Ban Nha để phái một lực lượng nhỏ tấn công quân Tây Ban Nha. Vào sáng ngày 19 tháng 2, quân Pháp dưới quyền Nguyên soái Édouard Mortier đã nhanh chóng đánh bại quân Tây Ban Nha, gây ra 1.000 thương vong và bắt 4.000 tù binh trong khi chỉ mất 400 người. Chiến thắng này cho phép Soult tiếp tục tập trung vào cuộc tấn công Badajoz của ông và sau cùng Badajoz rơi vào tay Pháp từ ngày 11 tháng 3 kéo dài cho đến năm sau. [ Đọc tiếp ]

Nancy Drew

Chân dung Edward Stratemeyer năm 1953, ông là người đã sáng tạo và xuất bản loạt truyện Nancy Drew.
Chân dung Edward Stratemeyer năm 1953, ông là người đã sáng tạo và xuất bản loạt truyện Nancy Drew.

Nancy Drew là một nhân vật hư cấu và là nhân vật chính trong loạt tác phẩm trinh thám ly kỳ Mỹ của nhà văn Edward Stratemeyer. Nhân vật được xem như phiên bản nữ của loạt truyện Hardy Boys. Nancy Drew ra mắt công chúng lần đầu tiên năm 1930 trong tác phẩm The Secret of the Old Clock. Các tập truyện do nhiều người cùng viết dưới một bút danh chung là Carolyn Keene. Trải qua nhiều thập niên, hình tượng nhân vật Nancy đã thay đổi để thích ứng với những khác biệt văn hóa và thị hiếu Hoa Kỳ trong các thời kỳ khác nhau. Từ năm 1959, nội dung các tập truyện được chỉnh lại và rút gọn lại, một phần để giảm chi phí in ấn và sự thành công vẫn trong vòng tranh cãi. Trong quá trình sửa đổi, nhân vật nữ anh hùng trong bản gốc đã được xây dựng lại thành một hình tượng bớt bướng bỉnh và ít bạo lực hơn. Vào thập niên 1980, loạt truyện mới The Nancy Drew Files ra đời với hình ảnh Nancy trưởng thành và chuyên nghiệp hơn, có cả những tình tiết lãng mạn kèm theo. Loạt truyện gốc Nancy Drew Mystery Stories ra mắt vào năm 1930 và kết thúc vào năm 2003. Từ năm 2004, Nancy trong loạt truyện Girl Detective đã lái xe hơi hybrid chạy điện hiện đại cũng như sử dụng điện thoại di động. Năm 2012, loạt Girl Detective kết thúc, được thay thế bằng Nancy Drew Diaries ra mắt vào năm 2013. Hình tượng nhân vật phát triển theo thời gian phù hợp với bối cảnh đương thời. Loạt truyện được phổ biến liên tục trên toàn thế giới: ít nhất 80 triệu bản sách đã được bán ra và được dịch sang hơn 45 thứ tiếng. Nancy Drew được chuyển thể trong sáu phim điện ảnh, bốn phim truyền hình và một số trò chơi điện tử phổ biến; hình ảnh nhân vật cũng xuất hiện trong một loạt các mặt hàng khác trên khắp thế giới. [ Đọc tiếp ]

Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn

Chân dung Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn.
Chân dung Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn.

Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn (sinh 1952) là một giám mục Công giáo người Việt, hiện là giám mục chính tòa của Giáo phận Bà Rịa và Chủ tịch Uỷ ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2019 – 2022. Ông từng đảm nhận vai trò Chủ tịch Uỷ ban Phụng tự nhiệm kỳ 2016 – 2019 và giám mục phó Giáo phận Bà Rịa từ năm 2015 đến năm 2017. Khẩu hiệu Giám mục của ông là: "Vâng nghe Thánh Thần".

Giám mục Nguyễn Hồng Sơn sinh tại Đồng Nai, thuở thiếu thời theo học tại Tiểu chủng viện Sài Gòn và Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt. Năm 1980, chủng sinh Emmanuel Sơn được truyền chức linh mục, trở thành linh mục thuộc Giáo phận Xuân Lộc. Linh mục Sơn đảm nhận nhiều trách vụ linh mục của giáo phận, trong đó có bảy năm từ 1994 đến 2001 là linh mục quản hạt Giáo hạt Bà Rịa. Trong vòng bốn năm sau đó, linh mục Sơn được cử đi du học tại Học viện Công giáo Paris.

Năm 2005, với quyết định chia tách Giáo phận Xuân Lộc để thành lập Giáo phận Bà Rịa, Nguyễn Hồng Sơn trở thành linh mục giáo phận mới Bà Rịa. Từ năm 2006, linh mục Sơn đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong giáo phận: giám đốc Tiểu chủng viện Thánh Tôma Bà Rịa, phụ trách thường huấn linh mục, giám đốc chủng sinh, tổng thư ký Hội đồng Linh mục Giáo phận Bà Rịa từ năm 2009. Năm 2011, linh mục Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn được Giám mục Tôma Nguyễn Văn Trâm bổ nhiệm làm linh mục Tổng đại diện Giáo phận Bà Rịa. [ Đọc tiếp ]