2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 7 năm 2020
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Chiếc bè của chiến thuyền Méduse

Bức tranh sơn dầu Chiếc bè của chiến thuyền Méduse của Théodore Géricault.
Bức tranh sơn dầu Chiếc bè của chiến thuyền Méduse của Théodore Géricault.

Chiếc bè của chiến thuyền Méduse là một bức tranh sơn dầu được họa sĩ lãng mạn người Pháp Théodore Géricault (1791–1824) thực hiện trong thời gian 1818–1819. Bức tranh được hoàn thành khi ông 27 tuổi và đã trở thành một biểu tượng cho chủ nghĩa lãng mạn Pháp. Với kích thước 491 cm × 716 cm (193,3 in × 282,3 in), bức tranh mô tả một khoảnh khắc là hậu quả từ vụ đắm tàu frigate Méduse của hải quân Pháp sau khi bị mắc cạn vào ngày 2 tháng 7 năm 1816 tại bờ biển thuộc về Mauritanie ngày nay.

Trong khâu lựa chọn cảnh một thảm kịch làm chủ đề cho một tác phẩm lớn đầu tay, Géricault có ý muốn lựa chọn một sự cố nổi tiếng vì nó sẽ tạo ra sự quan tâm lớn của dư luận làm đòn bẩy cho sự nghiệp của mình. Sự kiện cuốn hút người họa sĩ trẻ và trước khi ông thực hiện bản vẽ cuối cùng, ông đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng và thực hiện rất nhiều bản phác thảo. Ông đã phỏng vấn hai trong số người còn sống sót, và xây dựng một mô hình chi tiết về chiếc bè. Ông đã đến các nhà xác và bệnh viện, để có thể quan sát rõ màu sắc và kết cấu của thịt của người sắp chết và đã chết. Như ông dự đoán, bức tranh đã gây nên rất nhiều tranh cãi khi xuất hiện lần đầu tiên tại cuộc triển lãm tranh ở Paris năm 1819, nó đã thu hút nhiều lời khen ngợi nồng nhiệt cũng như số lượng lời lên án tương ứng. Tuy nhiên, bức họa đã đạt được tiếng vang trên trường quốc tế và ngày nay được xem như hạt giống của giai đoạn đầu phong trào lãng mạn trong hội họa Pháp. [ Đọc tiếp ]

Vụ phát tán video Senkaku năm 2010

Áp phích yêu cầu công khai video vụ va chạm tàu Senkaku năm 2010 tại biểu tình phản đối quần đảo Senkaku năm 2010 ở Nhật Bản
Áp phích yêu cầu công khai video vụ va chạm tàu Senkaku năm 2010 tại biểu tình phản đối quần đảo Senkaku năm 2010 ở Nhật Bản

Vụ phát tán video Senkaku năm 2010 là một vụ phát tán các video ghi hình vụ va chạm tàu ​​Senkaku năm 2010 trên mạng chia sẻ YouTube do một sĩ quan trưởng của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản khu vực Kobe thực hiện.

Trước thời điểm phát tán, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản khu vực Ishigaki đã ghi hình diễn biến vụ va chạm tàu ​​Senkaku năm 2010 và sau đó đệ trình video dưới dạng CD-ROM đến Văn phòng Công tố khu vực Naha để tổng hợp bằng chứng tư pháp truy tố thuyền trưởng tàu cá người Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản bị công luận chỉ trích rằng đã tiến hành can thiệp chính trị vào tư pháp, các cơ quan công tố địa phương bị cáo buộc vi phạm pháp quyền Nhật Bản khi miễn truy tố thuyền trưởng người Trung Quốc do lo ngại sự leo thang căng thẳng trong quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc. Trong thời gian chờ truy tố thuyền thưởng tàu cá Trung Quốc tại Nhật Bản, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ishigaki đã giữ lại một video bản sao và lưu trữ trong một thư mục được chia sẻ trên máy chủ mạng nội bộ, vốn cho phép bất kỳ sĩ quan nào cũng có thể tự do tiếp cận và sao chép. [ Đọc tiếp ]

Avengers: Cuộc chiến vô cực

Từ trái qua phải: Kevin Feige, Chris Hemsworth, Tom Hiddleston, Chadwick Boseman và Mark Ruffalo tại sự kiện San Diego Comic-Con 2017.
Từ trái qua phải: Kevin Feige, Chris Hemsworth, Tom Hiddleston, Chadwick BosemanMark Ruffalo tại sự kiện San Diego Comic-Con 2017.

Avengers: Cuộc chiến vô cực là một bộ phim điện ảnh đề tài siêu anh hùng của Mỹ năm 2018 dựa trên biệt đội siêu anh hùng Avengers của Marvel Comics. Phim do Marvel Studios sản xuất và Walt Disney Studios Motion Pictures chịu trách nhiệm phân phối, là phần phim tiếp theo của Biệt đội siêu anh hùng (2012) và Avengers: Đế chế Ultron (2015), đồng thời cũng là phim điện ảnh thứ 19 trong loạt phim điện ảnh thuộc Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU). Tác phẩm do bộ đôi anh em Anthony và Joe Russo đạo diễn, với phần kịch bản được chắp bút bởi Christopher Markus và Stephen McFeely. Phim có sự tham gia của dàn diễn viên gồm Robert Downey Jr., Chris Hemsworth, Mark Ruffalo, Chris Evans, Scarlett Johansson, Benedict Cumberbatch, Don Cheadle, Tom Holland, Chadwick Boseman, Paul Bettany, Elizabeth Olsen, Anthony Mackie, Sebastian Stan, Danai Gurira, Letitia Wright, Dave Bautista, Zoe Saldana, Josh BrolinChris Pratt. Trong Avengers: Cuộc chiến vô cực, Biệt đội Avengers hợp tác với nhóm Vệ binh dải Ngân Hà để ngăn chặn Thanos khỏi việc thu thập đầy đủ 6 Viên đá Vô cực và hủy diệt một nửa số sinh vật trong vũ trụ.

Avengers: Cuộc chiến vô cực được công bố vào tháng 10 năm 2014 dưới tựa đề Avengers: Cuộc chiến vô cực – Phần 1. Tháng 4 năm 2015, anh em nhà Russo nhận lời ngồi vào ghế đạo diễn của phim; một tháng sau, bộ đôi Christopher Markus và Stephen McFeely ký hợp đồng mới dưới vai trò nhà biên kịch của phim, với phần cốt truyện lấy ý tưởng từ nguyên tác truyện tranh The Infinity Gauntlet của Jim Starlin xuất bản năm 1991 và Infinity của Jonathan Hickman xuất bản năm 2013. Năm 2016, Marvel rút ngắn tựa đề phim thành Avengers: Cuộc chiến vô cực. [ Đọc tiếp ]

Con đường ảo mộng

Dàn diễn viên của Mulholland Drive từ trái sang phải: Naomi Watts, David Lynch, Laura Elena Harring cùng Justin Theroux tại LHP Cannes 2001.
Dàn diễn viên của Mulholland Drive từ trái sang phải: Naomi Watts, David Lynch, Laura Elena Harring cùng Justin Theroux tại LHP Cannes 2001.

Con đường ảo mộng là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại neo-noir giật gân, tâm lý của MỹPháp ra mắt năm 2001, do David Lynch làm đạo diễn kiêm biên kịch. Với sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên nổi tiếng như Naomi Watts, Laura Harring, Justin Theroux, Ann Miller, Mark Pellegrino cùng Robert Forster, bộ phim theo chân nữ diễn viên giàu khát vọng Betty Elms trên con đường chinh phục ánh hào quang tại Los Angeles. Tại đây, cô gặp và kết bạn với một cô gái bị mất trí nhớ sau vụ tai nạn ô tô.

Lúc đầu, ý tưởng của các nhà làm phim là thai nghén một loạt phim truyền hình nhiều phần, mở đầu bằng một tập phim thí điểm. Phần lớn bộ phim bắt đầu được lên lịch quay từ năm 1999. Lynch dự định sẽ để ngỏ một kết thúc mở cho các phần phim tiềm năng sau này. Tuy nhiên, sau khi biết được kế hoạch của ông, những người chịu trách nhiệm sản xuất đã nhất mực từ chối, gián tiếp dẫn đến việc Lynch bỏ hẳn dự án và quyết định chuyển hướng bộ phim lên màn ảnh. Kết cục, một tác phẩm nhiều tầng ý nghĩa, mang nửa truyền hình, nửa điện ảnh, cộng với chất riêng của vị đạo diễn này ra đời. Lynch không muốn giải thích những điểm khó hiểu trong câu chuyện mà muốn để chính người xem, giới chuyên môn cũng như các thành viên trong đoàn làm phim tự suy đoán lấy. Ông chỉ gợi ý cho khán giả bằng một câu tagline duy nhất, theo đó, bộ phim là "một câu chuyện tình yêu trong thành phố của những giấc mơ". [ Đọc tiếp ]

OK Computer

Ảnh chụp Thom Yorke, giọng ca chính của Radiohead.
Ảnh chụp Thom Yorke, giọng ca chính của Radiohead.

OK Computer là album phòng thu thứ ba của ban nhạc rock người Anh Radiohead, do hai hãng đĩa con của EMIParlophoneCapitol Records phát hành vào năm 1997. Đây là album tự sản xuất đầu tiên của ban nhạc với sự hỗ trợ của Nigel Godrich. Radiohead thu âm album tại OxfordshireBath suốt năm 1996 tới đầu năm 1997, và hầu hết các ca khúc được hoàn thiện tại điền trang lịch sử nổi tiếng St Catherine. Với album này, ban nhạc đã chủ động tách xa khỏi việc lạm dụng guitar, trong khi phần ca từ tiếp tục theo hơi hướng từ album trước đó của họ, The Bends. Thứ ca từ trừu tượng, những âm thanh giàu tính giai điệu và những triết lý của nó chính là định hướng âm nhạc của Radiohead sau này với nhiều tính trải nghiệm hơn.

OK Computer nhận được nhiều đánh giá rất tích cực và được thính giả cũng như nhiều ý kiến chuyên môn coi là album xuất sắc của thập niên 1990. Album cũng được đề cử Giải Grammy cho Album của năm và giành giải Album nhạc alternative xuất sắc nhất năm 1998. Album tách biệt hoàn toàn với thể loại Britpop đang rất đình đám vào thời điểm đó để hướng tới phong cách sầu não và sôi động hơn của alternative rock thống trị suốt thập niên tiếp theo. Giới chuyên môn và người hâm mộ dành nhiều bình luận về những chủ đề ẩn sau ca từ và phần bìa đĩa của album, ca ngợi quan điểm của Radiohead về chủ nghĩa tiêu dùng, sự tha hóa của xã hội, cảm giác bị cách li và những nỗi ám ảnh chính trị. Về những khía cạnh này, OK Computer thường được coi là tiên tri cho cuộc sống thế kỷ 21. [ Đọc tiếp ]