Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Phan Trung Điền

Phan Trung Điền sửa

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Có 1 phiếu xoá, 5 phiếu giữ. Bài được giữ lại. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 04:40, ngày 20 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phan Trung Điền (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem)
(Tìm nguồn: "Phan Trung Điền" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)

Liệu tiến sĩ này có đủ nổi bật, đa số nguồn đều là các bài báo khoa học, cũng có 1 vài nguồn sách [1] nhưng cần thẩm định nguồn.  A l p h a m a  Talk 09:41, ngày 27 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xóa
  1.   Xóa Bài gần 40 nguồn nhưng hầu như nguồn nào cũng không ổn. Nguồn facebook, hotcourses.vn, worldscholarshipforum.com, v.v... Chủ thể này làm khoa học mà không thấy có dấu hiệu nào là được cộng đồng khoa học chuyên ngành quốc tế công nhận. Được trao huân chương, huy chương trong nước thì được 2 lần mà lại không đạt hạng nhất. (Nếu có thông tin xác minh mỗi đợt trao huy chương, huân chương nước ta chỉ trao duy nhất 1 hạng hai, 1 hạng ba, thì tôi sẽ rút lại câu này.) Xét tổng quan các phương diện nguồn, cộng đồng khoa học quốc tế, và huy/huân chương thì đều không thấy nổi bật.  Võ-tòng  04:37, ngày 30 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Lacessori: Đúng, có thể có các nguồn từ Facebook (hai nguồn bạn nhắc trên mình đã lược bỏ) nhưng những thông tin đó đều có thể kiểm chứng do tài khoản đăng bài lên là một cơ sở có uy tín. Còn việc bạn lấy hơn 3, 4 nguồn gì đó ra để đánh đồng cho cả 40 nguồn 'không ổn' thì mình hoàn toàn không đồng ý. Bởi lẽ như mình đã nói ở trên thì không thể xét việc liệu có được nhiều người trong quốc tế công nhận không mà nói được vì nói như vậy là quá máy móc và thiên lệch (theo như mình tìm hiểu thì ông này cũng đã từng rất nổi trong giới địa chất thế giới, nhưng do điều kiện các bài sách báo này không được bảo lưu và đăng lên mạng nên có thể bây giờ không còn nữa). Thậm chí có thể nói rằng bài viết còn chưa đủ nguồn so với những gì đã được đăng tải lên (như các công trình khoa học, bài luận, bài báo, sách, v.v..) tại đây. Ông này đã có: 1) Hai huân chương và huy chương đều từ nhà nước ban tặng, 2) Được nhiều nguồn sách báo công nhận là "nằm thứ 22 trong mục Danh sách các Tiến sĩ Khoa học Việt Nam", có đóng góp nhiều cho trầm tích học tại Việt Nam, 3) Đã được đặt hẳn tên một đường [2] và được viết riêng một bài thơ để khen ngợi (tác giả Phan Bá Ất), 4) Đã xuất bản gần hai chục cuốn sách, có từ hai nguồn bài báo/báo cáo nước ngoài trở lên nói về ông (xem bên dưới)... Vì vậy, mình có thể khẳng định và bảo lưu quan điểm của mình là: Chủ thể đã đủ độ nổi bật. Nguyenmy2302 (thảo luận) 12:44, ngày 30 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi đã xem link cung cấp bên dưới thì thấy khi search tên chủ thể chỉ tìm được 3 item, 2 item là atlas (đồng tác giả với cả chục vị) và 1 bài "Tầng chứa carbonate nứt nẻ và hang hốc có asphalt Sông Đà" đồng tác giả với Phan Quỳnh Anh. Xét đến đóng góp kiến thức mới thì chỉ nên tính bài asphalt Sông Đà này, vì atlas thì tôi hiểu chỉ là hệ thống lại những gì người khác đã khám phá ra, nếu có khám phá mới được công nhận thì đã công bố ở bài riêng, lý do gì lại công bố lẫn lộn trong atlas. Phần "Công trình nghiên cứu đã tham gia" hiện có cũng liệt kê chục bài, nhưng xem qua thì thấy a) bài có duy nhất 1 tác giả nhưng tác giả đó lại không phải là chủ thể, b) chủ thể đã hướng dẫn cho tác giả viết luận án, c) chủ thể đã phản biện công trình. Mục a thì không rõ chủ thể "đã tham gia" là như thế nào; hai mục b và c thì lại rất thường tình đối với những người làm khoa học. Có khi tìm được 1 vị giáo sư mà cả sự nghiệp không một lần hướng dẫn nghiên cứu sinh, chưa một lần phản biện thì mới là nổi bật, vì quá khác thường. Nhìn chung thì một người làm khoa học nổi bật mà không dựa vào tiêu chuẩn chừng chục bài đăng trong tạp chí chuyên ngành quốc tế, lại đi dựa vào huân huy chương (không được hạng I), tên ngõ, bài thơ (tác giả Phan Bá Ất cũng không nêu tên chủ thể trong bài thơ) thì cũng vẫn ok thôi. Tôi viết vài dòng đây có khi sau này xem lại.  Võ-tòng  03:25, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Lacessori:
Mình search [http://www.idm.gov.vn/55PNPIT/vi-VN/Thu-Muc-Dia-Chat.aspx thì ra 48 bài tất cả.
Xin trích dẫn thêm thông tin bên lề (https://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/dao-tao-can-bo-viet-nam-o-lien-xo-vai-nhan-dinh/):
"Chỉ trong 41 năm, từ năm 1950 đến năm 1991, Liên Xô đã tiếp nhận và đào tạo gần 50.000 công dân Việt Nam. Trong đó có khoảng 30.000 người ở trình độ đại học, ngót 3.000 phó tiến sĩ, khoảng 200 tiến sĩ khoa học..." như vậy có thể thấy trong suốt 41 năm với hàng chục nghìn cá nhân được đào tạo ở nước ngoài (cụ thể thời kỳ đó là Liên Xô) thì tổng cộng chỉ có 200 TSKH. Nói như thế để thấy số lượng TSKH là rất ít và từ đó có thể hình dung được khi đã là một TSKH thời kỳ đó bạn đã là người được biết đến trong giới khoa học không chỉ trong nước.Nuithay (thảo luận) 08:21, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1. @Lacessori:
Đã tìm thấy và bổ sung: i) một số NCS được ông hướng dẫn. TS. Đỗ Văn Nhuận - chủ nhiệm bộ môn Môi trường ĐH Mỏ ĐC. TS. Nguyễn Tiến Long - nguyên Pho TGĐ TCty Thăm dò, Khai thác PVEP. ii) thông tin phản biện luận án TS. La Thế Phúc, PTS. Nguyễn Siêu Nhân (ĐHTH). Nuithay (thảo luận) 09:51, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1. @Nuithay: Đã đóng BQ được rồi thì phải... mong bạn hoặc thành viên nào biết đóng BQ giúp. Chúc mừng bạn Nuithay. Hy vọng trong tương lai sẽ không có thành viên nào mở BQ xóa bài này nữa.  Võ-tòng  04:26, ngày 20 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Giữ
  1.   Giữ Theo bài viết và các nguồn dẫn, ông đạt Huân chương Lao động hạng 3 (Do chủ tịch nước Trần Đức Lương ký tặng ngày 8/9/2003, số 597/2003/QĐ/CTN, vào sổ vàng số 5); Huy chương kháng chiến hạng 2 (Do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký tặng ngày 9/1/1985, số 05/KT/HĐBT, ghi sổ huy chương số 25),... vậy thì có thể coi người này đã đủ độ nổi bật? Mặc dù chất lượng bài viết còn chưa ổn lắm. Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:42, ngày 29 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.   Giữ Theo tôi, chủ thể đủ đnb và chỉ cần cải thiện bài. - TB Mai Nam thảo luận 00:46, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.   Giữ Trong ngành địa chất học Việt Nam, không ai không biết đến tiến sĩ này. Các thành tựu và đóng góp của ông cho ngành địa chất - dầu khí Việt Nam là không thể bàn cãi, có nhiều tác phẩm, bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế. Cá nhân đạt Huân chuơng Lao động hạng Ba của nhà nước Việt Nam. Cái chưa được của bài viết này là văn phong quá nặng tính liệt kê, nửa cuối còn trích dẫn, ca tụng quá nhiều, không bách khoa, cần tu sửa lại bài, chứ nhân vật thì đủ nổi bật. — MessiM10 18:06, ngày 6 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn chủ bài đã sửa lại, cảm ơn bạn góp ý ~ – Nguyenmy2302 (thảo luận) 03:58, ngày 12 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.   Giữ Chủ thể có thành tích đủ nổi bật. Russian Federal Subjects (thảo luận) 13:38, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.   Giữ Chủ thể đủ đnb. Ông này có 3 bài báo trên wiley.com và 1 bài trên researchgate.net. Xem thêm: https://scholar.google.com.vn/scholar?q=%22Phan+T.+Dien%22&hl=en&as_sdt=0&as_vis=1&oi=scholart. và có rất nhiều sách Myhanh (thảo luận) 08:35, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
  1.   Ý kiến Vị nào không có chừng chục bài đăng trong các tạp chí chuyên ngành quốc tế thì tốt nhất là nên xóa. Đây là Wiki tiếng Việt chứ không phải Wiki Việt Nam.  Võ-tòng  05:18, ngày 29 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Lacessori: Đúng nhưng nếu trong trường hợp chủ thể đã được công nhận và nhận được nhiều sự công nhận (bằng giải thưởng) từ người khác thì sao nhỉ? Dù đây không phải Wikipedia Việt Nam nhưng các giải thưởng như huy chương hay huân chương kháng chiến do bộ trưởng với chủ tịch nước của quốc gia Việt Nam ký thì đâu có bình thường? Yêu cầu phải có hàng chục bài trên tạp chí chuyên ngành quốc tế thì mình nghĩ là điều kiện khá khó. Nguyenmy2302 (thảo luận) 08:12, ngày 29 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ý kiến của tôi là khi nào tiếng Việt là một ngôn ngữ quốc tế như tiếng Anh, thì việc chỉ dựa vào mỗi huy chương, huân chương quốc gia Việt Nam làm cơ sở đnb mới hợp lý. Những trường hợp còn lại, e là ta đang sa đà vào Wiki Việt Nam và "tầm nhìn hẹp"...  Võ-tòng  04:15, ngày 30 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Lacessori: Không hẳn, ý mình ở đây là: một cá nhân đã được công nhận bởi nhiều cơ quan, hội đồng thẩm định được nhiều người biết đến và được trao các giải thưởng, huân chương cao quý, được đặt hẳn một tên riêng và được nhiều sách báo đề cập... thì đã có thể coi đó là đủ nổi bật? Còn về tầm nhìn hạn hẹp thì không đâu bạn, trong số này có kha khá những bài báo phân tích nước ngoài nói về ông này, bạn tham khảo tại [3][4]. Nguyenmy2302 (thảo luận) 12:44, ngày 30 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.   Ý kiến Các nguồn kiểm chứng cho các bài báo/báo cáo nói về ông: [5] (Sách Tiến sĩ Việt Nam hiện đại), [6] (các nghiên cứu của chủ thể), [7] (chỉ có thể kiểm chứng độ uy tín của trang web, đây là một trường đại học tại Nga). Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:01, ngày 30 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.   Ý kiến Chỉ cần chứng minh ông này đủ nổi bật ở VN là đủ rồi. Lập luận Wikipedia tiếng Việt không phải Wikipedia Việt Nam = lạc đề. Ví dụ: các chính trị gia (ví dụ Bí thư Tỉnh) và các nhân vật idol showbiz (ca sĩ + diễn viên) nổi tiếng ở Việt Nam. Họ chỉ nổi tiếng ở VN thôi chứ ra khỏi nước VN thì mấy ai biết tới? Họ vẫn có bài trên Wikipedia bình thường, và không ai đòi xóa. Vấn đề là nhân vật này có đủ nổi bật hay không chứ không phải là nhân vật này nổi bật ở đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:55, ngày 1 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!