Ximôckinh
Ximôckinh hay Xì-mốc-kinh (tiếng Anh: Smoking jacket)[1] là một kiểu veston biến thể trang phục phương Tây cho nam giới,[2] ban đầu dành riêng cho việc hút thuốc lá.
Được thiết kế vào những năm 1850, chiếc áo khoác hút thuốc là tiền thân ý tưởng cho Tuxedo ngày nay. Theo phong cách cổ điển, áo khoác đi kèm với cổ áo trơn, khuy cài áo thắt nút bằng vải hoặc dây đai với chất liệu chủ yếu được làm từ lụa, nhung hoặc vải jacquard, hoặc đôi khi là sự kết hợp của cả ba loại.
Sự nổi tiếng của chiếc áo Ximôckinh là do tính thực tiễn của người hút thuốc lá (xì gà, thuốc lào, ống điếu), nó bảo vệ áo sơ mi của người mặc khỏi mùi khói và tàn thuốc bám vào.[3]
Tên gọi
sửaThuật ngữ Smoking (phiên âm tiếng việt: Ximôckinh)[4][5] cho chiếc áo khoác bắt nguồn từ hoạt động liên quan đến thuốc lá.
Cũng giống như ý nghĩa, sự phát triển của ximôckinh ít trang trọng hơn và do đó không được nhầm lẫn tên gọi thay thế của chiếc áo khoác trong bộ Tuxedo.[6] Trong tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Đức, tiếng Ba Lan, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ba Tư, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và các ngôn ngữ châu Âu khác, tên gọi này được nhắc nhầm lẫn với trang phục dạ tiệc đen (hay còn gọi là Tuxedo).
Nguồn gốc
sửaNguồn gốc của chiếc áo ximôckinh được tìm thấy ở Viễn Đông từ thế kỷ 17,[7] khi hàng hóa từ Viễn Đông bắt đầu chảy vào Châu Âu từ Châu Á và Châu Mỹ, họ đã mang theo gia vị, thuốc lá, cà phê, và lụa thông qua con đường thương mại thời trung cổ được gọi là Con đường tơ lụa, nó trở thành thứ tài sản rất được thèm muốn của những người giàu có và quyền lực.
Trên thực tế, thiết kế ban đầu của chiếc áo khoác hút thuốc là giống như áo choàng ngủ (dressing grown), dài qua gối, và được may bằng lụa thổ cẩm (hay còn gọi là Banyans).[7][8]
Vào những năm 1660, chúng trở nên phổ biến khi được miêu tả trong các bức vẽ chân dung của một người mặc áo choàng lụa. Một trong những đề cập sớm nhất về trang phục này đến từ Samuel Pepys (thư ký riêng của vua Charles Đệ nhị), ông muốn được miêu tả trong bức chân dung của riêng mình trong một chiếc áo choàng lụa nhưng không đủ tiền mua, vì vậy ông đã phải thuê một chiếc áo. Pepys đã đề cập đến điều này trong cuốn nhật ký (The Diary of Samuel Pepys) rằng:
Về nhà và ăn một miếng, rồi đi đến Hale và ngồi đó cho đến khi gần như khá tối khi làm việc với chiếc áo choàng mà tôi thuê để được vẽ, trong một chiếc áo choàng Ấn Độ, và tôi thấy tất cả lý do để mong đợi một bức tranh tuyệt vời nhất về nó. —Nhật ký, ngày 30 tháng 3 năm 1666[9]
Thế kỷ 19
sửaChiếc áo ximôckinh sớm phát triển từ những sản phẩm may mặc bằng lụa. Đến những năm 1800, áo khoác bắt đầu biến đổi từ kiểu áo choàng (hoàn chỉnh với thắt lưng, giống như áo choàng tắm hiện đại). Khi Chiến tranh Crimea nổ ra trong những năm 1850, thuốc lá Thổ Nhĩ Kỳ trở nên phổ biến ở Vương Quốc Anh, đó là khoảng thời gian mà truyền thống rút lui vào tập trung về khói thuốc. Sự phổ biến ngày càng tăng của thuốc lá Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm đó có liên quan trực tiếp đến hiện tượng này. Trong văn hóa phương Tây, sau bữa ăn tối, một người ông mặc áo ximôckinh và rút lui vào phòng để hút thuốc. Chiếc áo khoác được dùng để hút khói từ điếu xì gà để giữ quần áo tránh tro thuốc lá rơi.[3]
Tuy nhiên, sự hấp dẫn của áo ximôckinh đã sớm thấy nó vượt xa mục đích sử dụng ban đầu. Nó trở thành một vật dụng phổ biến để mặc quanh nhà và cuối cùng, một sự thay thế phù hợp cho thời trang dạ tiệc thực sự. Bản thân thiết kế của áo khoác Tuxedo được cho là lấy cảm hứng từ chiếc áo khoác hút thuốc, mặc dù nguồn gốc ra đời của hai chiếc áo là hoàn toàn khác nhau.
Thân vương Edward VII (1841–1910) là người tiên phong mặc chiếc áo ximôckinh do cửa hàng Henry Poole & Co. may vào tháng 4 năm 1865,[10] để mặc tại điền trang Sandringham, ở Hạt Norfolk của Anh, trước khi mặc nó thêm một lần nữa đến tham dự một buổi tiệc tại New York.
Thế kỷ 20
sửaÁo khoác ximôckinh vẫn là thời trang phổ biến vào thế kỷ 20. Một bài xã luận trên tờ Washington Post năm 1902 đã đưa ra ý kiến rằng chiếc áo khoác hút thuốc là "đồng nghĩa với sự thoải mái",[11] trong khi tờ báo ở Pennsylvania phản đối vào năm 1908 rằng nó sẽ "nhẹ nhàng nói rằng áo khoác mới hoặc áo khoác hút thuốc sẽ cho bất kỳ người đàn ông lý do cho sự phấn khởi ".[12] Trong năm 1950, áo khoác hút thuốc trở nên phổ biến, nhưng vẫn được dành cho những người giàu có. Những người nổi tiếng đã tái lập sự phổ biến của chiếc áo khoác với các diễn viên như Fred Astaire (người được chôn cất trong khi vẫn mặc chiếc áo ximôckinh), Cary Grant, Dean Martin, Jon Pertwee và Frank Sinatra.
Từ những năm 1953, áo khoác ximôckinh giảm phổ biến[9] do sự ra mắt của Playboy đã mang đến một ấn phẩm về lối sống của đàn ông, cùng với sức ảnh hưởng của Hugh Hefner và phụ nữ, khiến nhiều người đàn ông khao khác mặc áo khoác ximôckinh trên sân khấu và truyền hình, biến họ thành biểu tượng của sự suy đồi.[13]
Trong những một số năm dường như có sự suy giảm về mức độ phổ biến của chiếc áo do ảnh hưởng xấu của việc hút thuốc lá, cả hai hành vi không còn liên kết với nhau; và vì thế, ximôckinh có thể được nhìn thấy trong nhiều dịp khác nhau như là một sự chấp nhận thay thế cho áo khoác Tuxedo.
Phong cách
sửaChiếc áo khoác hút thuốc có hai phong cách khác nhau dưới đây:
- robe de chambre: hay dạng áo choàng ngủ, là loại kiểu truyền thống. Về cơ bản, nó là một chiếc áo choàng dài 3/4 với một thắt lưng buộc eo. Mặt trước của áo chồng xếp lên nhau giống áo choàng tắm.
- vest: phiên bản hiện đại hơn so với kiểu truyền thống. Áo khoác ximôckinh lấy hình bóng của bộ Com-lê hoặc áo vest như là gợi ý của nó. Mặc dù nó dễ dàng phân biệt với áo khoác Tuxedo do màu sắc và các chi tiết thẩm mỹ khác.
Chi tiết
sửa- Thùa khuyết
Điều này đề cập đến các khâu trang trí công phu bao quanh các cơ chế buộc chặt của áo. Đây cũng là một trong những chi tiết quan trọng của áo ximôckinh.
- Đai thắt lưng: Trên những chiếc áo khoác hút thuốc kiểu truyền thống (robe de chambre) sẽ tìm thấy một chiếc thắt lưng quanh eo. Đây là một chi tiết chức năng và được buộc chặt.
- Cổ tay áo: mặc dù không dành riêng cho áo khoác hút thuốc, nhưng chúng cực kỳ phổ biến trên các trang phục này và thêm vào cảm giác giống như áo choàng của họ.
- Ve áo: điển hình là ve cổ trơn hay ve áo choàng, mặc dù đôi khi thay thế vạt áo đỉnh nhọn.
- Đường xẻ tà: không có xẻ tà, tránh trường hợp mùi khói thuốc bám vào áo.
- Độ vừa vặn: Thường rộng rãi hơn so với áo bình thường, nhưng thị hiếu hiện đại đã thay đổi độ rộng giảm xuống giống như áo vest.
- Màu sắc: màu đỏ, xanh lá, đen, xanh tối đậm
- Chất liệu: lụa, vải nhung.
So sánh
sửaMặc dù áo ximôckinh là trang phục bán chính thức được sử dụng tại dạ tiệc đen (black tie), nhưng chiếc áo không phải là bộ Tuxedo.
Một chiếc áo khoác hút thuốc ngày nay, là một sự thay thế chấp nhận được cho áo khoác Tuxedo. Áo ximôckinh có thể được mặc với quần Tuxedo bằng nhung hoặc lụa. Các màu sắc truyền thống là màu xanh lá cây, đỏ tía, xanh nước biển, màu nâu thuốc lá và đen.
Nghi thức ăn mặc
sửaCác môi trường tốt nhất để mặc áo khoác hút thuốc:
- Các bữa tối trong nhà (tiệc khách tại gia)
- Các sự kiện hoặc các dịp trang trọng chính thức sau 6 giờ tối (Tuxedo hay dạ tiệc đen)
- Trang phục thường nhật tại nhà
Trong Văn hoá phổ biến
sửaTrong vài thập kỷ qua, nhiều người nổi tiếng đã thành công trong việc thịnh hành sự phổ biến của áo khoác hút thuốc. Theo cách tương tự, tầm quan trọng của Vua Edward VIII đã thúc đẩy ý tưởng cho áo ximôckinh trong thời trang hiện đại.
Nhà văn Oscar Wilde nổi tiếng với tiểu thuyết thường mặc ximôckinh trong thời đại Victoria những năm 1890 như một niềm vui đối với thuốc lá.[14]
Sau khi bắt đầu Tạp chí Playboy vào những năm 1950, Hugh Hefner, tỷ phú người Mỹ, người được miêu tả trên truyền thông bởi chiếc áo khoác hút thuốc.[15] Ông sở hữu hơn 200 áo ximôckinh và áo pyjama khác nhau được thiết kế riêng phục vụ cho ông.
Thương mại
sửaCác nhà sản xuất đương đại nổi tiếng với chiếc áo hút thuốc gồm:
- Tom Ford
- Dolce & Gabbana
- Ralph Lauren
- Turbull & Asser
- Henry Poole & Co.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Smoking Jacket meaning in the Cambridge English Dictionary
- ^ Edwards, Lydia (2020). How to Read a Suit: A Guide to Changing Men's Fashion from the 17th to the 20th Century, Bloomsbury Publishing, Ltd. ISBN 9781350071186
- ^ a b McCormack, Derek (ngày 18 tháng 12 năm 2007). “Consider the smoking jacket”. Edmonton Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
- ^ Ximôckinh Vietnamese-English Dictionary - Glosbe, truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020
- ^ Nguyen Dinh Hoa, Phan Van Giuong (2006). Tuttle English-Vietnamese Dictionary Tuttle Reference Dictionaries, Tuttle Publishing Ltd. page 122, ISBN 1-4629-1780-1
- ^ Galbraith, Anna: Get to know the fiery history of the smoking jacket, The Gentlemans Journal, truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020
- ^ a b Focus on Smoking Jackets Lưu trữ 2020-06-04 tại Wayback Machine, oliverbrown, ngày 28 tháng 10 năm 2019
- ^ “Banyan - Victoria & Albert Museum - Search the Collections”. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
- ^ a b Boyer, G. Bruce (January–February 1999). “Where there's smoke...”. Cigar Aficionado. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
- ^ Storey, Nicholas (2011). History of Men's Accessories: A Short Guide for Men About Town, Casemate Publishers, ISBN 1-8488-4992-3
- ^ “The Joy of Slippers”. The Washington Post. ngày 2 tháng 8 năm 1908. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
- ^ “House Coats and Bath Robes”. Oil City Derrick. ngày 7 tháng 12 năm 1908.
- ^ Smoking jacket and Hugh’s Influence, truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2020
- ^ Sturgis, Matthew: Oscar Wilde and the Joys of Smoking, The Rake, truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
- ^ Ekemini, Ladejobi: Late Hugh Hefner’s trademark black pajamas to hit auction block, News Nigeria, ngày 16 tháng 10 năm 2018.
Liên kết ngoài
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ximôckinh. |
- Hình ảnh áo Ximôckinh tại Bảo tàng Victoria & Albert, Victoria & Albert Museum Department of Engraving Illustration and Design & Department of Paintings, Accessions 1946.
- A smoking jacket from the 1860s exhibitioned at the Metropolitan Museum of Art, New York City, United States
- Wool Smoking jacket in Lasell University - Lasell Fashion Collection