Xuân Dương, Na Rì

xã thuộc Na Rì

Xuân Dương là một xã thuộc huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam.

Xuân Dương
Xã Xuân Dương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhBắc Kạn
HuyệnNa Rì
Địa lý
Diện tích37 km²
Dân số (2018)
Tổng cộng2.080 người
Mật độ56 người/km²
Khác
Mã hành chính02191[1]

Địa lý sửa

Xã Xuân Dương có vị trí địa lý:

Xã Xuân Dương có diện tích 37 km², dân số năm 2019 là 2.080 người,[2] mật độ dân số đạt 56 người/km².

Xuân Dương có tuyến đường DT256 chạy ngang và kết nối đến quốc lộ 3B ở xã Trần Phú. Sông Na Rì cùng hai phụ lưu là suối Nậm Giàng và suối Nà Chang chảy qua địa phận xã Xuân Dương.

Hành chính sửa

Trước đây, Xã Xuân Dương được chia thành 12 thôn: Nà Chang, Nà Tuồng, Nà Vẹn, Nà Dăm, Thôm Chản, Cốc Duống, Cốc Càng, Nà Cai, Nà Nhạc, Nà Nhàng, Bắc Sen, Khu Chợ.

Từ 1/3/2020, sát nhập và tổ chức lại các thôn như sau:

Nà Chang (55 hộ) + 1/2 Nà Vẹn (20 hộ) = Thôn Nà Chang (75 hộ)

Nà Tuồng (53 hộ) + 1/2 Nà Vẹn (19 hộ) = Thôn Nà Tuồng (72 hộ)

Nà Nhàng (20 hộ) + Bắc Sen (47 hộ) = Bắc Sen (67 hộ) (Tái lập sau khi tách ra từ cuối những năm 1990)

Cốc Duống (22 hộ) + Cốc Càng (53 hộ) = Cốc Càng (75 hộ)

Hiện tại, Xã Xuân Dương được tổ chức lại còn 9 thôn bản: Nà Chang, Nà Tuồng, Nà Dăm, Thôm Chản, Cốc Càng, Nà Cai, Nà Nhạc, Bắc Sen, Khu Chợ.

Lịch sử sửa

Trước CMT8, nơi này (cần xác nhận lại tên, sau CMT8 là Chi Lăng, sau 12/5/1964 đổi thành Xuân Dương) được thực dân Pháp đặt làm thủ phủ của Thông Hóa (sau CMT8 đổi thành Na Rì), với hệ thống đồn bốt kiên cố tại khu vực đồi Háng Cáu, nay thuộc Bắc Sen, Xuân Dương. Đồn có một viên quan Ba người Pháp làm đồn trưởng, và phụ việc là những viên phó quan người Tày, Nùng, Kinh.

Có một hệ thống cột cờ được dựng lên trên đỉnh núi Yên Mạ có hình dáng như yên ngựa, nằm sâu trong rừng bản Nà Nhàng và tiếp giáp với bản Vàng Nọi của Đổng Xá. Rất tiếc, cho đến nay dấu tích đã không còn, đỉnh núi cũng đã trở thành rừng rậm.

Trong quá trình xây dựng lực lượng tiền khởi nghĩa, hàng trăm cán bộ Việt Minh đã bị thực dân Pháp giết hại và chôn xác trong nghĩa địa gần đồn.

Khi phong trào Việt Minh lên cao, lực lượng Việt Minh đã bí mật liên hệ cảm tình hóa lính dõng đóng trong đồn. Sau đó một bộ phận lính dõng đã bí mật phá kho lấy súng đạn và gia nhập Việt Minh chuẩn bị cho quá trình công đồn.

Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, đồn được tiếp quản bởi lực lượng quân phiệt Nhật. Ngày 23/8/1945, Nhật rút khỏi Bắc Kạn, Lễ thượng cờ Việt Minh và hạ cờ Pháp, Nhật diễn ra tại cột cờ trên đỉnh Yên Mạ. Chi Lăng chính thức sạch bóng quân thù.

Sau CMT8, huyện lỵ được thành lập và chuyển về Yến Lạc. Sau này Chi Lăng đổi tên thành Xuân Dương và tiếp tục phát triển kinh tế xã hội cho đến nay.

Theo như những gì các cụ cao niên kể lại, Xuân Dương đã từng là nơi dừng chân của Bác Hồ trong khoảng thời gian người di chuyển về Hà Nội chuẩn bị cho CMT8 và lễ thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. (Cần xác minh thêm, vì hiện tại các cụ cao niên đó cũng đã qua đời.)

Hệ thống đồn bốt đã từng được xem xét là di tích lịch sử, nhưng trước đó, trong khoảng thời gian từ 1950-1960, người dân ở các xã tiếp giáp đã lợi dụng danh nghĩa xóa bỏ dấu tích của thực dân mà đập phá, tháo dỡ toàn bộ di tích để phục vụ mục đích cá nhân. Hiện tại, khu vực đồn chỉ còn là bãi gạch đá vụn, số hầm hào cũng đã bị vùi lấp bởi cỏ rác, đất đá, một phần lớn diện tích đã bị người dân tư lợi thành bãi trồng hoa màu, và sau này cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Duy nhất chỉ còn khu vực nghĩa địa là còn nguyên vẹn và đã hoang hóa thành rừng rậm. Rất nhiều người con của Tổ Quốc đã bị tra tấn rồi hi sinh vì Tổ Quốc đang nằm ở đó, nhưng toàn bộ đều không thể nhận dạng vì những nhân chứng cuối cùng cũng đã trở thành người thiên cổ.

Văn hóa sửa

Chợ tình diễn ra vào ngày 25/3 âm lịch hàng năm là nét văn hóa lâu đời, có lịch sử hình thành hàng thế kỷ, là nơi gặp gỡ và giao duyên của các đôi trai gái. Ngày nay, Chợ tình đã bị mai một giá trị truyền thống, và chủ yếu mang ý nghĩa thương mại nhiều hơn.

Chú thích sửa

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.

Tham khảo sửa