Xuyên khung

loài thực vật

Xuyên khung (danh pháp khoa học: Ligusticum striatum) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) hay được dùng làm vị thuốc. Xuyên khung là từ chữ Hán 川芎 (chuānxiōng). Đây là loài cây có nguồn gốc từ vùng Hoa Bắc nhưng nơi cung cấp loại xuyên khung chất lượng dược tính cao nhất lại là Tứ Xuyên. Xuyên khung thường ra hoa trắng vào mùa thu. Trong cây xuyên khung có chứa hoạt chất tetramethylpyrazin.[3]

Xuyên khung
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Apiales
Họ (familia)Apiaceae
Phân họ (subfamilia)Apioideae
Chi (genus)Ligusticum
Loài (species)L. striatum
Danh pháp hai phần
Ligusticum striatum
DC., 1830.[1]
Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Cortia striata (DC.) Leute
  • Laserpitium striatum Wall. nom. inval.
  • Ligusticum chuanxiong S.H.Qiu, Y.Q.Zeng, K.Y.Pan, Y.C.Tang & J.M.Xu
  • Ligusticum wallichii Franch.
  • Oreocome striata (DC.) Pimenov & Kljuykov
  • Selinum striatum (DC.) Benth. & Hook. f.
  • Selinum striatum Benth. ex C.B.Clarke

Đặc điểm sửa

Cây cao 30–120 cm, không lông. Rễ hình trụ. Thân đơn, ít tạo cành, phần gốc bao bọc trong màng bọc dạng sợi. Lá kép lông chim với 4-5 cặp lá chét. Hoa tán ở đầu cành kích thước 5–7 cm. Cánh hoa trắng, hình trứng ngược, gốc hình nêm. Quả bế hình trứng thuôn dài, kích thước 3–4 mm. Ra hoa và kết quả từ tháng 7 tới tháng 9. Mọc ở các sườn đồi có bóng râm trong rừng trên độ cao 1.500-3.700 m. Phân bố: tây bắc Vân Nam (Trung Quốc), Ấn Độ, Nepal.[4]

Y học sửa

Y học cổ truyền Trung Quốc coi xuyên khung là một trong 50 vị thuốc cơ bản.[5] Người ta thường sao xuyên khung hoặc cô đặc lại để làm thuốc trị huyết máu. Xuyên khung dùng chung với đương quy để bổ huyết, hành huyết. Ví dụ trong bài thuốc cổ phương Tứ Vật Thang là bài thuốc bổ âm huyết, bao gồm Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Địa hoàng. Xuyên khung có vị đắng và cay, tính ôn (ấm), lợi cho gan, mật, tim.

Chú thích sửa

  1. ^ The Plant List (2010). Ligusticum striatum. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ Lim LS, Shen P, Gong YH, Yong EL (2006). “Dimeric progestins from rhizomes of Ligusticum chuanxiong”. Phytochemistry. 67 (7): 728–34. doi:10.1016/j.phytochem.2006.01.024. PMID 16516938.
  4. ^ Flora of China online, Ligusticum striatum de Candolle
  5. ^ Ligusticum wallichii - Plants For A Future database report”. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2015.

Tham khảo sửa