Hộ chiếu sinh trắc học

Một hộ chiếu sinh trắc học (còn gọi là hộ chiếu điện tử, hộ chiếu kỹ thuật sốe-passport) là một dạng hộ chiếu truyền thống có gắn một chíp vi xử lý trong đó lưu trữ thông tin sinh trắc học có thể dùng để xác nhận danh tính của người sử dụng hộ chiếu. Nó sử dụng công nghệ thẻ thông minh không chạm, gồm có một chíp vi xử lý (chíp máy tính) và ăng-ten (vừa để trữ năng lượng cho chíp và cho việc trao đổi thông tin) được gắn ở bìa trước hoặc bìa sau, hoặc trang giữa, của hộ chiếu. Các thông tin quan trọng của hộ chiếu được in trên cả trang dữ liệu lẫn được lưu trữ trong chíp. Khi tất cả các cơ chế bảo mật được cài đặt đầy đủ và chính xác, hạ tầng khóa công cộng được sử dụng để xác thực dữ liệu lưu trữ trong chíp hộ chiếu sẽ khiến cho việc làm giả trở nên khó khăn và đắt tiền hơn nhiều. Nhiều quốc gia đang chuyển sang sử dụng hộ chiếu sinh trắc học. Đến giữa năm 2019, đã có hơn 150 nước sử dụng loại hộ chiếu này.[1]

Biểu tượng sinh trắc học thường được in trên bìa hộ chiếu sinh trắc học.

Những loại sinh trắc học chuẩn dành cho loại hệ thống nhận diện này này bao gồm nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng dấu vân tay, và nhận dạng mống mắt. Đây là những dạng sinh trắc học được sử dụng sau khi đã đánh giá nhiều loại sinh trắc học khác nhau như quét võng mạc. Bản mô tả về hộ chiếu và chíp được ghi lại trong Tài liệu số 9303 của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế.[2] ICAO định nghĩa cụ thể định dạng tập tin sinh trắc học và các giao thức trao đổi được dùng trong hộ chiếu. Chỉ có hình ảnh kỹ thuật số (thường ở định dạng JPEG hoặc JPEG2000) của mỗi đặc điểm sinh trắc học được lưu trữ trong chíp. Hệ thống kiểm soát biên giới điện tử là nơi sẽ so sánh các đặc điểm sinh trắc học. Để lưu trữ dữ liệu sinh trắc học trên chíp không tiếp xúc, nó phải có dung lượng lưu trữ tối thiểu 32 kilobyte EEPROM, và chạy trên một giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 14443, cùng với các tiểu chuẩn khác. Những tiêu chuẩn này được đặt ra nhằm đảm bảo việc vận hành thông suốt giữa các nước và giữa các nhà sản xuất hộ chiếu khác nhau.

Một số thẻ căn cước quốc gia (ví dụ của Hà Lan, Albania và Brasil) tuân thủ hoàn toàn tiêu chuẩn ICAO9303 sinh trắc học về giấy tờ du lịch; một số các nước khác lại không, như Thẻ hộ chiếu Hoa Kỳ.

Các nước sử dụng sửa

 
Các nước đang sử dụng hộ chiếu sinh trắc 

Quy trình kiểm tra sửa

 
Điển hình công việc dòng chảy của một biên giới tự động hệ thống điều khiển (eGate)[3]

Danh sách các quốc gia sử dụng hộ chiếu sinh trắc học sửa

STT Quốc gia Năm sử dụng Ghi chú
1 Ả Rập Xê Út 2006
2 Ai Cập 2007
3 Albania 2009
4 Algérie 2012
5 Ấn Độ 2008
6 Áo 2006
7 Argentina 2012
8 Armenia 2012
9 Azerbaijan 2013
10 Ba Lan 2006
11 Bangladesh 2010
12 Bỉ 2004
13 Bồ Đào Nha 2006
14 Bosnia và Hercegovina 2009
15 Botswana 2010
16 Brasil 2006
17 Brunei 2007
18 Bulgaria 2010
19 Cabo Verde 2016
20 Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 2010
21 Campuchia 2014
22 Canada 2013
23 Chile 2013
24 Colombia 2015
25 Cộng hòa Dominica 2004
26 Cộng hòa Séc 2006
27 Croatia 2009
28 Đài Loan 2008
29 Đan Mạch 2006
30 Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta 2005
31 Đức 2005
32 Estonia 2007
33 Gabon 2014
34 Ghana 2010
35 Hà Lan 2006
36 Hàn Quốc 2008
37 Hoa Kỳ 2006
38 Hồng Kông 2007
39 Hungary 2006
40 Hy Lạp 2006
41 Iceland 2006
42 Indonesia 2011
43 Iran 2007
44 Iraq 2010
45 Ireland 2006 Thẻ hộ chiếu nhân trắc học được giới thiệu năm 2015
46 Israel 2013
47 Kazakhstan 2009
48 Kosovo 2011
49 Kuwait 2017
50 Lào 2016
51 Latvia 2007
52 Liban 2016
53 Lesotho 2016
54 Litva 2006
55 Luxembourg 2006
56 Ma Cao 2009
57 Macedonia 2007
58 Madagascar 2014
59 Malaysia 1998
60 Maldives 2006
61 Malta 2008
62 Maroc 2008
63 Mauritanie 2011
64 Moldova 2008
65 Mông Cổ 2016
66 Montenegro 2008
67 Mozambique 2014
68 Na Uy 2005
69 Nam Sudan 2012
70 New Zealand 2005
71 Nga 2006
72 Nhật Bản 2006
73 Nigeria 2007
74 Pakistan 2004
75 Panama 2014
76 Peru 2016
77 Phần Lan 2006
78 Pháp 2006
79 Philippines 2009
80 Qatar 2008
81 România 2008
82 Serbia 2008
83 Singapore 2006
84 Síp 2010
85 Slovakia 2008
86 Slovenia 2006
87 Somalia 2006
88 Sri Lanka 2015
89 Sudan 2009
90 Tajikistan 2010
91 Tây Ban Nha 2006
92 Thái Lan 2005
93 Thổ Nhĩ Kỳ 2010
94 Thụy Điển 2005
95 Thụy Sỹ 2006
96 Togo 2009
97 Trung Quốc 2011
98 Tunisia 2016
99 Turkmenistan 2008
100 Úc 2005
101 Ukraina 2015
102 Uruguay 2015
103 Uzbekistan 2011
104 Venezuela 2007
105 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 2006
106 Ý 2006
107 Zimbabwe 2017
108 Việt Nam 2023


Tham khảo sửa

  1. ^ “The electronic passport in 2021 and beyond”. Thales Group (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ “ICAO Document 9303, Part 1, Volume 1 (OCR machine-readable passports)” (PDF). ICAO. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ Funke, Holger. “Automatic Border Control Systems (eGate)”. blog.protocolbench.org.