Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trung Quốc (khu vực)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Lịch sử: Hình nhỏ
n clean up, replaced: các các → các , Nxb → Nhà xuất bản using AWB
Dòng 94:
Trung Quốc có nhiều sông, nhưng cho đến nay Trường Giang và Hoàng Hà vẫn là những con sông quan trọng nhất. Chúng bắt nguồn từ [[cao nguyên Thanh Tạng]] và có dòng chảy nhìn chung đổ về phía đông.
 
Trường Giang là con sông dài nhất Trung Quốc với chiều dài 6380  km. Đoạn thượng nguồn trên cao nguyên, dốc đổ nên nước sông chảy siết. Sông phải len qua những [[hẻm núi]] sâu và hẹp nên có nhiều [[ghềnh]] đá. Sau khi chảy qua các dãy núi nằm ở phía đông của [[Đập Tam Hiệp]] nổi tiếng, con sông bắt đầu xuôi về miền đồng bằng. Lòng sông tỏa rộng, chảy quanh co, uốn khúc qua miền đồng bằng bằng phẳng. Vùng [[châu thổ]] bao la của Trường Giang trải rộng từ [[Nam Kinh]] đến [[biển Hoa Đông]].
 
[[Hoàng Hà]] là sông dài thứ hai ở Trung Quốc, đo được 5464  km. Ở vùng [[thượng lưu]], sông chảy qua những hẻm núi sâu trước khi lượn quanh thành một vòng cung khổng lồ ôm lấy [[cao nguyên Hoàng Thổ]]. Đoạn sông này cuốn theo lượng đất vàng dưới dạng [[phù sa]] trên hành trình ra biển. Với nguồn đất đó, Hoàng Hà là con sông nặng phù sa nhất thế giới; mỗi năm tải tới 1,6 tỷ tấn [[phù sa]]. Ở [[hạ lưu]] lòng sông bị bồi cao nên có đoạn lòng sông còn cao hơn vùng đồng bằng xung quanh đến 10m. Địa hình tiêu biểu của [[bình nguyên Hoa Bắc]] là hệ thống đê điều dài 700  km chạy dọc hai bên bờ Hoàng Hà.
 
Hoàng Hà đổ ra biển ở [[Bột Hải (biển)|Bột Hải]], tuy nhiên vì lũ lụt cửa sông không cố định mà đã thay đổi nhiều lần. Lụt lớn từng gây thiệt hại lớn đến sinh mạng và [[nông nghiệp]]; khi đã mất mùa thì nạn đói hoành hành. Vì lẽ đó mà Hoàng Hà còn được gọi là "Nỗi buồn của Trung Hoa."
Dòng 152:
[[Thư pháp]] và [[bonsai|bồn tài]] đều là những loại hình nghệ thuật có độ tuổi hàng nghìn năm đã được phổ biến sang [[Nhật Bản]] và [[Triều Tiên]].
 
Trong hàng thế kỷ, sự tiến bộ kinh tế và xã hội Trung Quốc có được là nhờ chất lượng cao của [[khoa cử]] phong kiến. Điều này dẫn tới [[chế độ lựa chọn nhân tài]], mặc dù trên thực tế chỉ có đàn ông và những người có cuộc sống tương đối mới có thể tham dự các kỳ thi này, cũng như đòi hỏi một sự học hành chuyên cần. Đây là hệ thống khác hẳn so với hệ thống quý tộc theo huyết thống ở phương Tây. Các kỳ thi này đòi hỏi các thí sinh phải viết các bài luận cũng như chứng minh khả năng thông hiểu các sách vở kinh điển của Nho giáo. Những người vượt qua được kỳ thi cao nhất trở thành các quan lại-học giả ưu tú gọi các các ''[[tiến sĩ]]''. Học vị tiến sĩ có vị trí kinh tế-chính trị rất được coi trọng tại Trung Quốc và các nước xung quanh.
 
[[Văn học Trung Quốc]] đã có một lịch sử phát triển lâu dài do [[đồ họa in ấn|kỹ thuật in ấn]] có từ thời [[nhà Tống]]. Trước đó, các cổ thư và sách về tôn giáo và y học chủ yếu được viết bằng [[bút lông]] (trước đó nữa thì viết trên giáp cốt hay trên giấy tre) rồi phát hành. Hàng chục nghìn văn thư cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, từ các văn bản bằng [[giáp cốt văn]] tới các chỉ dụ nhà Thanh, được phát hiện mỗi ngày.
Dòng 203:
 
== Đọc thêm ==
* Lê Giang, Các triều đại Trung Hoa, NxbNhà xuất bản Văn học, 2003; [http://www.vinabook.com/product/product_detail.php?product_id=9965 giới thiệu sách]
* [[Andrey Vitalyevich Korotaev|Korotayev A.]], Malkov A., Khaltourina D. ''Introduction to Social Macrodynamics: Secular Cycles and Millennial Trends.'' Moscow: URSS, 2006. ISBN 5-484-00559-0 <ref>[http://urss.ru/cgi-bin/db.pl?lang=en&blang=en&page=Book&list=14&id=37484 URSS.ru - Buy the book: Korotayev A., Malkov A., Khaltourina D. / Introduction to Social Macrodynamics: Secular Cycles and Millennial Trends / Korotayev A., Malkov A., Khaltou...<!-- Bot generated title -->]</ref> (Chapter 2: Historical Population Dynamics in China).