Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh thế giới thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
SLCT: sửa lại thẻ chú thích
n replaced: sát nhập → sáp nhập (2) using AWB
Dòng 52:
 
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 183-R69173, Münchener Abkommen, Staatschefs.jpg|nhỏ|trái|300px|Lễ ký [[Hiệp ước München|Hiệp ước Munich]] năm [[1938]] giữa [[Anh]], [[Pháp]] và [[Đức]]. [[Adolf Hitler]] đứng giữa, Thủ tướng Anh [[Neville Chamberlain]] đứng ngoài cùng bên trái]]
Sau khi [[Áo]] bị sátsáp nhập với [[Đức]], [[Hitler]] đòi hỏi vùng [[Sudetenland]] từ [[Tiệp Khắc]]. Đây là vùng đất có số lượng lớn người gốc Đức sinh sống. Tháng 8 năm 1938, quân đội Đức tập trung 30 sư đoàn quanh biên giới Tiệp Khắc, sẵn sàng tấn công nước này. Báo chí Đức, với ý định gây áp lực cho các cường quốc phương Tây chấp nhận yêu sách của Hitler, cũng liên tục đưa ra những thông tin về tội ác của người Tiệp Khắc đối với những người dân gốc Đức tại Sudetenland <ref name="Eleanor L. Turk 1999. Pp. 123">The History of Germany, Eleanor L. Turk, pp 123, Greenwood Publishing Group, 1999</ref>. Hitler thậm chí còn cáo buộc chính phủ Tiệp Khắc đang dần dần tiêu diệt những người gốc Đức sống tại đây <ref name="Adolf Hitler 2007. Pp. 627">Adolf Hitler, Max Domarus. ''The Essential Hitler: Speeches and Commentary''. Bolchazy-Carducci Publishers, 2007. {{ISBN|9780865166271}}. Pp. 627.</ref>.
 
Đến lúc này, tham vọng của Hitler đã lộ rõ, Liên Xô đề nghị với Anh - Pháp việc gạt bỏ những mâu thuẫn giữa hai phía và thành lập một liên minh nhằm ngăn chặn Hitler nhưng bị 2 nước này từ chối. Ngược lại, Anh - Pháp lại nhận lời mời của Ngoại trưởng Đức Ribbentrop và tham gia ký [[Hiệp ước München|Hiệp ước Munich]] trong ngày 29, 30 tháng 9 năm 1938 giữa tứ cường Anh, Đức, Pháp, Ý. Kết quả của hội nghị này là một [[Hiệp ước München|hiệp ước không xâm lược lẫn nhau được ký giữa bốn nước này]] (Hiệp ước Munich) ngày 30 tháng 9 bất chấp sự phản đối của chính phủ Tiệp Khắc. [[Chính phủ Pháp]] cũng đồng ý với Đức và Anh loại Liên Xô (nước ủng hộ [[Tiệp Khắc]]) ra khỏi hội nghị Munich.<ref>The British Political Elite and the Soviet Union, pp 31-40, Louise Grace Shaw, Routledge, Jun 17, 2013</ref>
Dòng 60:
*Ngày [[15 tháng 3]] năm 1939, [[hiệp ước Düsseldorf]] được ký kết giữa Anh và Đức Quốc xã về việc phân chia thị trường trong khu vực châu Âu cho hai cường quốc Anh và Đức, trong đó Anh sẽ tránh cạnh tranh với Đức tại thị trường [[Đông Âu]].<ref>The Origins of the Second World War: An International Perspective, pp 483, Frank McDonough, Bloomsbury Publishing, Sep 22, 2011</ref>
 
Hai nước [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh]] và [[Pháp]] đã đánh giá quá cao sức mạnh của [[Đức]] lúc bấy giờ cho nên họ tìm mọi cách để tránh chiến tranh với [[Hitler]]. Chính phủ cả hai nước đều cho rằng lực lượng vũ trang của Đức là vượt trội so với họ ở thời điểm đó nên cả hai đã đẩy nhanh việc hiện đại hóa quân đội của nước mình nhằm đối phó với Đức. Sự nghi kỵ từ lâu của họ đối với chính quyền Liên Xô của [[Stalin]] cũng khiến họ không muốn lập liên minh với Liên Xô. Qua [[Hiệp ước München]] vào ngày [[29 tháng 9]], Anh- Pháp đã vứt bỏ liên minh quân sự với Cộng hoà Tiệp Khắc và buộc Tiệp Khắc phải cắt cho Đức một phần lãnh thổ để thỏa mãn yêu cầu của Đức. Nhưng không dừng lại ở đó, đến ngày [[16 tháng 3]] năm [[1939]], Đức đã chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc. Liên Xô ra tuyên bố phản đối Đức, nhưng Anh-Pháp vẫn bỏ qua việc này. Thấy tình hình thuận lợi, cả [[Ba Lan]] và [[Hungari]] cũng theo chân Đức, đưa quân chiếm một phần lãnh thổ Tiệp Khắc. [[Ý]] theo gương Đức, đã tiến hành xâm lược [[Ethiopia]] năm [[1935]] và sátsáp nhập [[Albania]] vào ngày [[12 tháng 4]] năm [[1939]]<ref name="Quang 1945">Lê văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003, trang 157</ref>.
 
Cây bút Ekaterina Blinova của Nga trong một bài viết đã cáo buộc rằng nước Anh không chỉ bỏ mặc Tiệp Khắc cho Hitler xâm chiếm mà còn tình nguyện trao gần 9 triệu USD tiền vàng vốn thuộc về [[Tiệp Khắc]] cho [[Đức Quốc Xã|Đức Quốc xã]]. Các thỏi vàng của Tiệp Khắc đã được gửi ngay cho Hitler vào tháng 3 năm 1939 khi quân Đức chiếm [[Praha]]. BLinova cũng cho rằng chính phủ Anh thực sự đã ngăn chặn và làm phá sản một âm mưu [[đảo chính]] của một nhóm sĩ quan cao cấp của quân đội Đức nhằm vào [[Adolf Hitler]] vào năm 1938, khi Hitler ra lệnh tấn công Tiệp Khắc. Bài viết cũng trích dẫn lời của tác giả Anh [[Michael McMenamin]] cho biết: ''“Về mặt lịch sử, không có nghi ngờ gì về việc phong trào kháng chiến Đức đã liên tục cảnh báo cho người Anh về ý đồ của Hitler là muốn xâm lược Tiệp Khắc vào tháng 9 năm 1938... Tuy nhiên, để đáp lại, [[Chính phủ Anh Quốc|chính phủ Anh]] khi đó đã thực hiện mọi bước đi ngoại giao có thể để... phá hoại phe đối lập với [[Hitler]].”''<ref name=vov />
Dòng 628:
[[Harry Lloyd Hopkins]], cố vấn của Tổng thống Roosevelt, nhận định: ''“Chúng tôi chưa bao giờ cho rằng sự giúp đỡ của chúng ta dưới hình thức lend-lease là yếu tố chính trong thắng lợi của Liên Xô trước Hitler ở mặt trận phía đông. Chiến thắng đó đạt được bằng sự dũng cảm và máu của quân đội Nga”''. Nhà sử học Mỹ [[George C. Herring]] thẳng thắn hơn: ''“Lend-lease không phải là hành động vô tư. Đây là một hành động có tính toán, vị kỷ và người Mỹ luôn hình dung rõ ràng những món lợi mà họ có thể thu được từ hành động đó”''. Tổng thống Mỹ [[Franklin D. Roosevelt]] đã khẳng định rằng việc giúp đỡ Liên Xô cũng chính là vì lợi ích của Mỹ, bởi nếu Liên Xô thất bại thì chính Mỹ sẽ là mục tiêu kế tiếp, Roosevelt so sánh rằng ''"một vòi cứu hỏa nên được trao cho một người hàng xóm để ngăn chặn lửa cháy lan đến nhà riêng của chính mình"''. Thực tế viện trợ của Mỹ không phải là sự ban tặng, bản thân tên gọi của nó ("Lend-lease", nghĩa là ''"cho vay - cho thuê"'') đã cho thấy nó vẫn là một dạng hợp đồng ''"bán vũ khí - trả tiền sau"'' chứ không phải là cho không. Trong và sau chiến tranh, Liên Xô đã phải trả nợ (tính kèm lãi suất) cho những hàng hóa, vũ khí mà Mỹ đã viện trợ cho họ, hình thức trả nợ gồm nhiều tàu chở kim loại quý như [[bạch kim]] trị giá hàng tỷ USD. Mỹ là nước duy nhất trong khối Đồng minh hầu như không bị tàn phá mà còn thu được những nguồn lợi kinh tế khổng lồ từ cuộc chiến tranh<ref>Valeri Yarmenko, phó tiến sĩ sử học, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Nga. Báo điện tử Utro.ru ngày 27-4-2005</ref>.
 
Một số ý kiến khác lại khẳng định rằng [[Lend-Lease]] thực sự có ý nghĩa rất lớn trong chiến thắng của Liên Xô trước [[Đức Quốc xã]]. Vào thời điểm ấy việc vận chuyển vũ khí và nhu yếu phẩm của Liên Xô phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động vận tải đường sắt, nhưng Liên Xô đã chấm dứt sản xuất các thiết bị vận tải đường sắt kể từ năm 1941 để chuyển sang sản xuất xe tăng. Lend-Lease đã cung cấp 92% tổng số các thiết bị đường sắt cho Liên Xô<ref name="Weeks 2004 9">{{harvnb|Weeks|2004|p=9}}</ref><ref>{{harvnb|Weeks|2004|p=146}}</ref><ref>{{Chú thích web |url=http://mikes.railhistory.railfan.net/r097.html/ |tiêu đề=Russia and Serbia, A Century of Progress in Rail Transport|nhà xuất bản=Open Publishing |ngày tháng=July 2008 |website=A Look at Railways History in 1935 and Before |access-date=9 June 2016}}</ref> bao gồm 1,911 đầu máy xe lửa và 11,225 toa tàu lửa. Bốn trăm ngàn xe vận tải do Mỹ sản xuất và cung cấp cho Liên Xô giai đoạn này, bao gồm cả những dòng xe như [[Dodge]] hay [[Studebaker]], đã hỗ trợ to lớn về hậu cần cho binh lính [[Hồng quân]]. Vào năm 1945, gần 1/3 lực lượng xe tải vận chuyển của quân Liên Xô trên chiến trường được sản xuất ở Mỹ. Từ năm 1942, đa số các bệ phóng [[Katyusha|tên lửa Katyusha]] của Hồng quân đều được lắp đặt trên những chiếc xe tải do Mỹ viện trợ, đem lại hiệu quả chiến đấu cao hơn so với những chiếc xe tải của Liên Xô sản xuất <ref>''Red Army Handbook, 1939-45'', Steve Zaloga - p.215</ref>. Các nước Đồng minh cũng đã cung cấp 2,586 triệu tấn nhiên liệu máy bay cho không quân Liên Xô, gấp 1,4 lần so với lượng nhiên liệu máy bay mà Liên Xô tự sản xuất được trong toàn bộ cuộc chiến tranh.<ref>{{harvnb| name="Weeks| 2004|p= 9}}<"/ref> Mỹ còn viện trợ một số lượng lớn các phương tiện liên lạc, thức ăn đóng hộp và quần áo cho Liên Xô trong cuộc chiến<ref>{{harvnb|Weeks|2004|p=107}}</ref>. [[Joseph Stalin]] tại [[hội nghị Tehran]] đã công nhận: ''"Nếu không có nền công nghiệp sản xuất của Mỹ, phe Đồng minh có lẽ sẽ không bao giờ thắng được cuộc chiến này"''<ref>Parker, Dana T. ''Building Victory: Aircraft Manufacturing in the Los Angeles Area in World War II,'' p. 8, Cypress, CA, 2013. {{ISBN|978-0-9897906-0-4}}</ref><ref>[http://www.time.com/time/printout/0,8816,791211,00.html "One War Won."] ''Time Magazine'', 13 December 1943.</ref>. Trong một buổi tiệc mừng sinh nhật thủ tướng Anh Churchill tại Teheran, Stalin cũng đã nói rằng: "''Thứ quan trọng nhất trong cuộc chiến này chính là máy móc. Hoa Kỳ đã chứng minh rằng họ có thể sản xuất được từ 8.000 đến 10.000 máy bay mỗi tháng. Trong khi đó nước Nga chỉ có thể sản xuất được nhiều nhất là 3.000 máy bay mỗi tháng. Anh Quốc cũng chỉ sản xuất được từ 3.000 đến 3.500 máy bay mỗi tháng, chủ yếu là máy bay ném bom hạng nặng. Bởi thế, Hoa Kỳ chính là đất nước của những cỗ máy. Nếu không có những cỗ máy đó, thông qua Lend-Lease, chúng ta sẽ thua cuộc chiến này''" <ref>''No Ordinary Time: Franklin & Eleanor Roosevelt: The Home Front in World War II'' Doris Kearns Goodwin, page 477</ref>. Nguyên soái Liên Xô [[Georgi Konstantinovich Zhukov]] trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm 1963 rằng: "''nếu không có nguồn viện trợ này chúng tôi đã không thể trang bị cho quân đội để dự trữ hoặc thậm chí không thể tiếp tục cuộc chiến tranh... Chúng tôi không có thuốc nổ và thuốc súng... Người Mỹ thực sự đã cứu chúng tôi bằng thuốc súng và thuốc nổ của họ. Chưa kể vô số những tấm thép mà họ đã gửi cho chúng tôi! Làm sao chúng tôi có thể sản xuất được xe tăng vào thời điểm đó nếu không có thép của người Mỹ? Ngày nay bọn họ cứ làm như chúng tôi có thể tự sản xuất được tất cả những thứ đó vậy. Không có xe vận tải của Mỹ, chúng tôi sẽ không có gì để lắp đặt những khẩu pháo của chúng tôi''''"<ref>Albert L. Weeks The Other Side of Coexistence: An Analysis of Russian Foreign Policy, (New York, Pittman Publishing Corporation, 1974), p.94</ref><ref>[https://www.rbth.com/defence/2016/03/14/lend-lease-how-american-supplies-aided-the-ussr-in-its-darkest-hour_575559 Lend-Lease: How American supplies aided the USSR in its darkest hour]</ref>. Lãnh đạo Liên Xô [[Nikita Khrushchev]] về sau viết trong cuốn hồi ký của ông: "''Đầu tiên, tôi muốn nói về một số nhận xét mà Stalin đã đưa ra và lặp đi lặp lại nhiều lần khi chúng tôi "tự do thảo luận" với nhau. Ông ấy [Stalin] đã nói thẳng thừng rằng nếu Hoa Kỳ không giúp đỡ chúng ta [Liên Xô], chúng ta sẽ không thể giành được chiến thắng. Nếu chúng ta phải một mình chiến đấu với Đức Quốc xã, chúng ta đã không thể chống đỡ nổi sức mạnh của quân Đức, và chúng ta chắc chắn sẽ thua cuộc chiến tranh [...] Khi tôi lắng nghe những nhận xét này của ông ấy, tôi đã hoàn toàn đồng ý với ông ấy, và đến ngày hôm nay tôi thậm chí còn đồng ý hơn thế nữa.''"<ref>{{Cite book|title=Memoirs of Nikita Khrushchev: Commissar, 1918-1945, Volume 1|last=Khrushchev|first=Nikita|publisher=Pennsylvania State Univ Pr|others=Sergei Khrushchev|year=2005|isbn=978-0271058535|location=|pages=675–676}}</ref>. Theo nhà sử học Nga Boris Vadimovich Sokolov, người đã từng có 30 năm sống dưới thời [[Xô viết]], Lend-Lease đã đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí là quyết định trong chiến thắng của Hồng quân: "''nếu không có những chuyến hàng của phương Tây theo chương trình viện trợ Lend-Lease, Liên bang Xô viết không những không thể chiến thắng cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, họ thậm chí còn không thể chống lại quân xâm lược Đức, họ không thể sản xuất đủ vũ khí và trang thiết bị quân sự hoặc cung cấp đủ nhiên liệu và đạn dược cho binh lính. Giới lãnh đạo Xô viết đã nhận thức rõ được sự phụ thuộc của họ vào Lend-Lease.''"<ref>{{harvnb| name="Weeks| 2004|p= 9}}<"/ref>
 
Trong cuộc chiến tranh, chính phủ Liên Xô đã cố gắng hạ thấp vai trò của các khoản viện trợ nước ngoài, điều này khiến Đại sứ Mỹ tại Liên Xô lúc đó là William Standley tức giận: "''Có vẻ như chính phủ Nga muốn che giấu đi sự thật rằng họ đang nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài. Rõ ràng là họ muốn người dân tin rằng Hồng quân đang chiến đấu một mình trong cuộc chiến này''". Cơ quan kiểm duyệt của Nga sau đó đã cho phép phát biểu này của Standley được đăng lên các tờ báo trong cả nước.<ref name="gazeta.ru">[https://www.gazeta.ru/science/2016/03/11_a_8115965.shtml?updated Lend-Lease: How American supplies aided the USSR in its darkest hour]</ref>