Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Biểu quyết/Chống rối trong "thời đại mới"”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 118:
#:Còn 5 điều cầm phía dưới thì tôi nghĩ nên lập một mục thảo luận với 'thành viên thuộc diện nghi ngờ' và các BQV/ĐPV, có thể mở rộng thêm các thành viên khác tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Đó chỉ là ý kiến của tôi, có thể khá nhẹ nhưng không nên quá cứng rắn làm các thành viên 'chớm nở nhiệt huyết' bị phản ứng ngược (quay lại tấn công) thì không hay lắm. Tôi nghĩ tôn chỉ là nên hướng họ đến những đóng góp tốt đẹp và hướng dần đến đa góc nhìn hơn (dù có thể không), nhưng nên phản ứng thiện chí ban đầu trước khi cứng rắn.[[Thành viên:Nacdanh|Nacdanh]] ([[Thảo luận Thành viên:Nacdanh|thảo luận]]) 16:14, ngày 30 tháng 11 năm 2019 (UTC)
#{{Yk}} {{u|ThiênĐế98}} Mỗi loại rối thì thường có cách làm việc và đặc điểm khác nhau, quy định trên quá chung nên có thể cấm đối với các trường hợp mới đến nhưng không liên quan đến rối, ví dụ người đó (không phải người điều hành rối) cho rằng đoạn đó là đúng không nên xóa thì sao? Còn về chuyện sửa đổi thành thạo em không cho rằng đó là đặc điểm rối vì có khi họ học xem hướng dẫn sửa đổi rồi mới sửa đúng quy định là điều bình thường. Em nghĩ chúng ta nên tạo danh sách rối và đặc điểm của từng loại rối (nếu đồng ý anh gửi đặc điểm qua em để em tạo danh sách) để sau này biết đường mà cấm, tránh việc cấm kiểu cảm quan sai lầm, chỉ nên cấm đối với các trường hợp rõ ràng, nếu không rõ ràng tốt nhất nên yêu cầu thảo luận vấn đề để xác minh và đạt đồng thuận, cảnh cáo vài lần nếu lùi nhiều lần không lí do đồng thuận, nếu người đó sau cảnh cáo có những hành động tiếp tục vi phạm có thể là rối nhưng thiếu sự rõ ràng thì nên kiểm tra checkuser. Riêng về tuyên truyền lén thì nên xác minh rõ ràng theo danh sách đặc điểm rối và kiểm tra thông tin nguồn gốc rõ ràng mới nên thực hiện cấm. Thảo luận nội dung chính trị nên cấm thảo luận vấn đề kiểu như "Sao Mỹ nó lại ....?" và cho phép thảo luận nguồn gốc xâc thực độ tin cậy của nguồn đưa vào. Tài khoản nằm vùng thì trong số các trường hợp kiểm tra có thể có các trường hợp không liên quan nên tốt nhất vẫn nên xác minh rõ ràng theo danh sách đặc điểm rối và sửa đổi trước khi cấm. Vì thế em đề nghị anh thay đổi điều khoản này. [[Thành_viên:Thienhau2003|<span style="color:#FED200;">'''Thiện'''</span> <span style="color:#1B68B4;">'''Hậu'''</span>]] ([[Thảo luận Thành viên:Thienhau2003|thảo luận]]) 05:36, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)
#{{Yk}} Nói thật là khi còn là sinh viên, cách đây hơn 10 năm, tôi có một tài khoản ở wiki và tôi hay sửa các trang lịch sử, chính trị liên quan Việt Nam, một thành viên (không nhớ rõ tên) đã đặt bản mẫu Rối kayani vào trang cá nhân, tôi không hiểu nhưng vẫn đoán được đôi phần vấn đề, có lẽ là bút chiến và tôi bị cáo buộc là tài khoản của người tranh chấp nào đó hay kẻ phá hoại nào đó, vì quá bực mình tôi cũng đã gây gỗ, tôi đã rời wiki với ác cảm, một vài thời điểm tôi quay lại tấn công wiki theo kiểu "phá hoại vãng lai" tẩy trống trang, nhưng đều bị lùi sửa và IP bị cấm, biết phá hoại là vô ích tôi đã ngừng hẳn sau vài lần tấn công. Tận 2017 mới quay lại wiki, từ đó, không bén mảng vào các trang lịch sử và chính trị liên quan Việt Nam, chỉ vì một lý do giản đơn, không phải mình thiếu hiểu biết thiếu tài liệu, mà là sẽ rơi vào cái nhìn nhầm lẫn không thể thanh minh. Nên tôi hỏi các bạn câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu như một thành viên nào đó ở đây (hoặc thành viên lần đầu tiên) tạo 1 tài khoản mới, vào các trang "nhạy cảm" thêm thắt nội dung. Kayani không phải là thương hiệu đáng sợ gì cả ngoài việc có thể dán tem nhãn đó cho một người khác. Và để an toàn, phải cố viết lách khác đi kayani, nhưng mấy ai hiểu kayani mà viết khác đi cách người đó viết. Còn về các trang lịch sử, chính trị nhạy cảm, việc nhiều người quan tâm có lẽ là điều bình thường, thanh niên bây giờ có thể ngồi quán xá quán nhậu tán gẫu chuyện chính trị này nọ rất phổ biến, thậm chí chửi chính quyền thế này thế nọ, nên không có gì lạ khi họ có mối bận tâm đối với bài viết lịch sử hay chính trị Việt Nam, wiki là phổ biến trong tìm kiếm của học sinh sinh viên, có gì lạ khi họ tạo tài khoản để thêm thắt chính trị trên trang này. Còn về sửa 1 trang wiki thành thạo nghĩa là rối thì hơi vô lý. Một văn bản có gì phức tạp, cũng giống như trang Word trên máy tính, chữ với chữ, chấm câu, viết hoa, dấu phẩy, một sinh viên hay một người khác đánh văn bản thì có gì là khó, quá dễ; tiêu đề to tiều đề nhỏ thì chỉ xem 1 trang mẫu thấy mấy cái gạch = bên trong thì cứ bắt chước theo, chứ văn bản wiki có gì cái gì gọi là cao siêu. Còn sửa mã nguồn thì có gì khó hiểu, ngay cả sửa đổi và sửa mã nguồn nằm cạnh nhau người ta biết sửa bài là vào 2 chỗ đó, miễn sau nội dung nó hiện ra, tùy chọn bên dưới là Đăng và Tóm lược cũng bằng tiếng Việt chứ tiếng nước nào đâu mà không đọc được. Không lẽ người dùng kém thông minh để nhận thức những điều giản đơn này à. Tôi từng hỏi 1 BQV sửa đổi và sửa mã nguồn khác nhau như thế nào, vì chỉ thắc mắc mỗi cái đó thôi, nhưng không có trả lời, có lẽ mình hơi phiền phức. Tài khoản tôi tạo ra vào tháng 9,10 năm 2017 mãi đến tháng 6,7/2018 mới hoạt động, sau chừng 10-15 sử đổi ngần ấy thời gian, nếu nói "nằm vùng" thì rõ Đông Minh cũng là kẻ nằm vùng, thật ra là sửa chính tả chơi chơi mấy trang wiki thôi, chứ chẳng hứng thú wiki, giống như sự thú vị wiki cần có thời gian chớm nở vậy. Hầu hết thời gian trên mạng tôi tiêu pha cho Youtube, nó thú vị hơn wiki nhiều. Một thành viên mới sẽ tạo tài khoản wiki rồi lao đầu vào sửa 1 ngày 20, 30 sửa đổi, đều đặn từ ngày đầu tiên cho đến vài tháng sau đó mà không nghỉ thì sẽ đáng tin à. Chưa chắc. Và ai đặt ra thông lệ, thành viên mới để đảm bảo mình "không phải kẻ nằm vùng" bằng việc bắt buộc một định mức sửa tối thiểu vào ngày đầu tiên bao nhiêu chục lần sửa đổi và giữ ổn định mức đó trong những ngày tiếp theo. Tôi nghĩ những gì tôi nói ra ở đây là kinh nghiệm cá nhân nhưng mong nó có chút nào đó giá trị cho các điều chỉnh chung. Cảm ơn. [[User talk:Đông Minh|<span style="background:#000000;color:white;border-radius:120px;">&nbsp;''M''&nbsp;</span>]] 06:53, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)
 
|}
|}