Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đa Minh Lê Hữu Cung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 87:
 
Sau khi chính thức quản lý giáo phận, Giám mục Lê Hữu Cung tiến hành phân bổ các linh mục, chọn các linh mục có năng lực vào ban điều hành giáo phận, động viên các linh mục trẻ năng thi hành tác vụ linh mục. Trong thời kỳ này, các linh mục thường đảm nhận nhiều giáo xứ với số giáo dân từ một đến hai vạn người. Giám mục Lê Hữu Cung, tương tự các linh mục, để cử hành thánh lễ, nhiều lúc phải dùng các phương tiện như xe đạp, đi thuyền hoặc đi bộ.<Ref name=ts2/> Dù trong thời kỳ khó khăn và cấm cách, Giám mục Lê Hữu Cung vẫn đào tạo chủng sinh cách âm thầm và truyền chức 11 tân linh mục vào ngày 6 tháng 6 năm 1976. Ông cũng có hai linh mục làm nghĩa tử, gồm linh mục Giuse Nguyễn Đức Dung và Đa Minh Trần Ngọc Tuất.<Ref name=gp1/>
 
Giám mục Lê Hữu Cung chú trọng vào vấn đề đào tạo linh mục, thông qua việc quan tâm đến các chủng sinh, truyền chức linh mục âm thần cho các chủng sinh để chờ ngày họ chính thức được thi hành tác vụ, chiêu sinh chủng sinh trong hoàn cảnh, gửi chủng sinh đi đào tạo tại nhiều nơi. Năm 1980, ông kêu gọi mọi người hiến thân để trở thành linh mục và thu được 400 đơn đăng ký. Do tuổi già và sức khỏe kém, Giám mục Cung đề nghị Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục phó. Tòa Thánh đáp lời và bổ nhiệm linh mục [[Giuse Maria Vũ Duy Nhất]] vào tháng 7 năm 1979. Lễ tấn phong tân giám mục cử hành ngày 8 tháng 8 cùng năm và giám mục Cung đóng vai trò phụ phong trong nghi lễ truyền chức.<Ref name=ts2/>
 
Cuối tháng 4 năm 1980, Giám mục Cung tham dự [[Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam I|Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ nhất]] tổ chức tại Hà Nội. Tuy vậy, ông không được chấp nhận tham dự chuyến hành hương bổn phận giám mục [[Ad Limina]] năm 1980. Ông dành thời gian viết thư mục vụ cho giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân hàng tháng. Ngoài ra, ông dành thời gian viết sách đạo đức Công giáo như sách: ''Phép lần hạt mân côi Mẹ Maria'',...<Ref name=ts2/>
 
Viết trong sách ''Các vị Giám mục một thời đã qua'', Lê Ngọc Bích nhận xét Lê Hữu Cung là giám mục sống nghèo khó. Tính cách này thể hiện qua hành động tân giám mục rời Giáo xứ Phú Nhai để đến Tòa giám mục, ngoài mấy bộ quần áo, ông còn đem theo một cỗ quan tài loại thường như sự chuẩn bị, do bản thân đã già yếu. Nhận thấy điều này, linh mục quản lý cho mua một cỗ quan tài có chất gỗ và trang trí tốt hơn, nhưng Lê Hữu Cung không hài lòng về việc này, đề nghị mọi người ăn chay đền tội. Những vật dụng do anh em và giáo dân từ hải ngoại gửi tặng, ông đều phân phát phần lớn cho người nghèo,... Sau thánh lễ thường lệ tại Nhà thờ chính tòa Bùi Chu sáng Chủ Nhật, Giám mục Cung có thói quen gửi tặng những người khó khăn tất cả tiền đem theo bên mình.<ref name=sach>Nhân vật Công giáo Việt Nam (tập 4): Các vị Giám mục một thời đã qua đời (1933-1985).</ref> Trong bữa ăn, ông thường chia bớt phần ăn cho những người khó khăn.<Ref name=ts2/>
 
ÔngGiám mục Lê Hữu Cung qua đời ngày [[12 tháng 3]] năm [[1987]] tại Tòa Giám mục Giáo phận Bùi Chu. Lễ an táng do Giám mục [[Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang]], hưởngđại thọdiện 89Hồng tuổiy [[Giuse Maria Trịnh Văn Căn]] chủ sự. Đồng tế còn có các giám mục [[Giuse Maria Vũ Duy Nhất]], 57[[Giuse nămMaria Nguyễn Tùng Cương]], [[Giuse Maria Đinh Bỉnh]], các linh mục trongđại đódiện 12các nămgiáo phận, cươngcác vị giámlinh mục. Tham dự có khoảng 35.000 giáo dân và tu sĩ. Thi hài ông được an táng tại nhà thờ chính tòa Giáo phận Bùi Chu.<Ref name=ts2/>
 
==Nhận xét==