Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2020/Tuần 41”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “<noinclude>{{Thứ tự bài chọn lọc | Tuần 40 | Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2020/Tuần 42|…”
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 20:53, ngày 19 tháng 9 năm 2020

Bài viết chọn lọc năm 2020
Tuần 40 Tuần 42
Thánh Giá Mathilde, chiếc thánh giá nạm ngọc của Mathilde, Tu viện trưởng Essen (973-1011), bộc lộ nhiều đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình Trung Cổ.
Thánh Giá Mathilde, chiếc thánh giá nạm ngọc của Mathilde, Tu viện trưởng Essen (973-1011), bộc lộ nhiều đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình Trung Cổ.

Thời kỳ Trung Cổ là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rômathế kỷ 5, kéo dài tới thế kỷ 15, hòa vào thời Phục HưngThời đại Khám phá. Trung Cổ là thời đại thứ hai trong ba thời đại lịch sử theo cách phân kỳ truyền thống của lịch sử phương Tây, cùng với Cổ đại và Hiện đại. Trung Cổ (Trung Đại) được chia thành ba giai đoạn là Sơ kỳ Trung Cổ, Trung kỳ Trung Cổ, và Hậu kỳ Trung Cổ. Suy giảm dân số, sự đảo ngược đô thị hóa, xâm lược, và di dân, bắt đầu từ Hậu kỳ Cổ đại, tiếp diễn trong thời Sơ kỳ Trung Cổ. Những man tộc xâm lược, gồm các dân tộc German, lập nên những những vương quốc mới trên tàn tích của Đế quốc Tây Rôma. Bắc Phi, Trung Đông, và Iberia rơi vào tay người Hồi giáo, tuy Đế quốc Đông Rôma (tức Byzantine) vẫn duy trì vai trò một cường quốc quan trọng ở phương Đông. Quá trình truyền bá Kitô giáo vẫn tiếp tục, các đan viện tu trì nở rộ. Người Frank, dưới thời Nhà Carolus, đã thiết lập nên Đế quốc Carolus ngắn ngủi bao phủ phần lớn Tây Âu.

Bước sang Trung kỳ Trung Cổ từ những năm 1000, dân số châu Âu tăng mạnh với những cải tiến về kỹ thuật và nông nghiệp trong cấu trúc kinh tế chính trị của chế độ trang viênchế độ phong kiến. Thập tự chinh được kêu gọi để giành lại Đất Thánh. Đời sống trí thức được đánh dấu bởi sự ra đời của các viện đại họcchủ nghĩa kinh viện kết hợp đức tin và lý trí. Thi ca của DanteChaucer, hay kiến trúc Gothic của các nhà thờ chính tòa vươn cao là một số thành tựu khác của giai đoạn này trước. Hậu kỳ Trung Cổ gắn với những tai ương như Cái Chết Đen, nạn đói kém, các cuộc chiến tranh và xung đột trước khi những biến chuyển văn hóa, kỹ thuật thay đổi xã hội châu Âu, bắt đầu thời cận đại. [ Đọc tiếp ]