Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quần đảo Trường Sa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của Lương Quốc Trí (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TuanminhBot
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1:
{{bài cùng tên|Trường Sa}}
L
{{Infobox Disputed Islands
| plural = yes
| name = Quần đảo Trường Sa
| image name = Spratly Islands-Vietnamese.PNG
| image caption = Quần đảo Trường Sa
| image size = 250px
| locator map = {{Location map |South China Sea | AlternativeMap = Relief Map of South China Sea.png |float = center|lat_deg = 10|lon_deg= 114|position = top| width=270}}
| map_custom =
| other_names =
| location = [[Biển Đông]]
| coordinates = 6°12' ~ 12°00' [[vĩ độ|vĩ Bắc]] <br>111°30' ~ 117°20' [[kinh độ|kinh Đông]]
| archipelago =
| total islands = hơn 100 đảo, trong đó 47 đảo đã bị kiểm soát (15 [[đảo san hô]] và 32 [[ám tiêu]] [[san hô]])
| major islands = theo diện tích từ lớn đến nhỏ: [[Ba Bình]], [[Thị Tứ]], [[Bến Lạc]], [[Trường Sa Lớn|Trường Sa]], [[Song Tử Đông]], [[Song Tử Tây]].
| area = dưới 5 km<sup>2</sup> (đất nổi)
| length =
| width =
| coastline ={{convert|926|km|mi}}
| highest mount = một vị trí trên đảo [[Song Tử Tây]].
| elevation = {{convert|4|m|ft}}
| country claim = Brunei
| country claim divisions title = Vùng
| country claim divisions = [[Vùng đặc quyền kinh tế]] và [[thềm lục địa]]
| country 1 claim = Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)
| country 1 claim divisions title = [[Thành phố trực thuộc trung ương (Trung Hoa Dân Quốc)|Thành phố]]<br />[[Khu (Đài Loan)|Khu]]
| country 1 claim divisions = [[Cao Hùng]]<br />[[Kỳ Tân, Cao Hùng|Kỳ Tân]]
| country 2 claim = Malaysia
| country 2 claim divisions title = [[Bang của Malaysia|Bang]]
| country 2 claim divisions = {{Lá cờ|Sabah}}
| country 3 claim = Philippines
| country 3 claim divisions title = [[Tỉnh (Philippines)|Tỉnh]]<br />[[Đô thị tự trị của Philippines|Đô thị]]
| country 3 claim divisions = [[Palawan]]<br />[[Kalayaan, Palawan|Kalayaan]]
| country 4 claim = Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
| country 4 claim divisions title = [[Tỉnh (Trung Quốc)|Tỉnh]]<br />[[Địa cấp thị|Thành phố]]
| country 4 claim divisions = [[Hải Nam]]<br />[[Tam Sa]]
| country 5 claim = Việt Nam
| country 5 claim divisions title = [[Tỉnh (Việt Nam)|Tỉnh]]<br />[[Huyện (Việt Nam)|Huyện]]
| country 5 claim divisions = [[Khánh Hòa]]<br />[[Trường Sa (huyện)|Trường Sa]]
| country =
| population = Dân thường: 195 người (phần [[Việt Nam]] kiểm soát, [[2009]])<ref name="gso9"/> <br>222 người (đảo [[Thị Tứ]], [[Philippines]] kiểm soát, [[2010]])<ref name="nsop"/>
| population as of =
| density =
| ethnic groups =
| additional info =
}}
'''Quần đảo Trường Sa''' ([[tiếng Anh]]: ''Spratly Islands''; {{zh|s=南沙群岛|t=南沙群島|p=Nánshā Qúndǎo|hv=Nam Sa Quần đảo}}; [[tiếng Mã Lai]] và [[tiếng Indonesia]]: ''Kepulauan Spratly''; [[tiếng Tagalog]]: ''Kapuluan ng Kalayaan'') là một tập hợp thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng [[dầu mỏ]], [[khí thiên nhiên|khí đốt]] thuộc [[biển Đông]]. Tuy nhiên, [[quần đảo]] này đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là [[Brunei]], [[Trung Hoa Dân Quốc|Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)]], [[Malaysia]], [[Philippines]], [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)]] và [[Việt Nam]]. Ở cấp độ quốc tế, phạm vi của khái niệm ''Spratly Islands'' vẫn chưa được xác định rõ và đang trong vòng tranh cãi.{{sfn|Dzurek|1996|p=1}} Ở cấp độ quốc gia cũng có các cách hiểu khác nhau. Tuy [[Đài Loan]], [[Trung Quốc]] và [[Việt Nam]] trên danh nghĩa đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, nhưng khái niệm ''quần đảo Nam Sa'' trong nhận thức của Đài Loan và Trung Quốc là bao hàm toàn bộ các thực thể địa lý nằm bên trong phần phía nam của [[đường chín đoạn]]. Đối với [[Philippines]], phạm vi tuyên bố chủ quyền của nước này bao trùm hầu hết quần đảo và được gọi là ''Nhóm đảo Kalayaan''. Về phần [[Malaysia]], nước này đòi hỏi một số thực thể ở phía nam của quần đảo. Cuối cùng, chưa rõ [[Brunei]] đòi hỏi cụ thể thực thể địa lý nào vì chỉ thấy nước này đưa ra yêu sách về [[vùng đặc quyền kinh tế]] và [[thềm lục địa]] mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc [[biển Đông]].
 
Tại [[Hội nghị San Francisco năm 1951]] về việc phân định các lãnh thổ hải đảo mà [[Đế quốc Nhật Bản]] từng chiếm giữ, quần đảo Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp: [[Liên hiệp Pháp]], [[Trung Quốc]], [[Đài Loan]], [[Philippines]], [[Malaysia]] và [[Indonesia]]. Kết quả là Hội nghị ''không công nhận'' chủ quyền của quốc gia nào, quần đảo này được coi là ''vô chủ'' và càng gây ra tranh chấp dữ dội hơn sau này.
 
Tất cả những nước tham gia tranh chấp này, trừ [[Brunei]], đều có [[quân đội]] đồn trú tại nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đá ngầm khác nhau. Năm [[1956]], [[Đài Loan]] chiếm giữ đảo [[Ba Bình]]. Đầu thập niên 1970, [[Philippines]] chiếm 7 đảo và rạn đá phía đông quần đảo. Tháng 3 năm [[1988]], [[Việt Nam]] và [[Trung Quốc]] đụng độ quân sự tại ba rạn đá là [[đá Gạc Ma|Gạc Ma]], [[Cô Lin]] và [[Len Đao]]. Tháng 2 năm [[1995]] và tháng 11 năm [[1998]], giữa [[Trung Quốc]] và [[Philippines]] đã hai lần bùng phát căng thẳng chính trị do hành động giành và củng cố quyền kiểm soát [[vành Khăn|đá Vành Khăn]] của phía Trung Quốc. Dù rằng [[Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển]] đã ra đời nhằm xác định các vấn đề về ranh giới trên biển nhưng bản thân Công ước không có điều khoản nào quy định cách giải quyết các tranh chấp về chủ quyền đối với đảo.<ref name="unclos" />
 
{{TOC limit|3}}
 
==Địa lý tự nhiên==
Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều [[đảo san hô]], [[cồn (đảo)|cồn cát]], [[ám tiêu|rạn đá]] ([[ám tiêu]]) [[san hô]] nói chung (trong đó có rất nhiều [[rạn san hô vòng]], tức ''rạn vòng'' hay rạn đá san hô vòng, "đảo" san hô vòng) và bãi ngầm rải rác từ 6°12' đến 12°00' [[vĩ độ|vĩ Bắc]] và từ 111°30' đến 117°20' [[kinh độ|kinh Đông]], trên một diện tích gần 160.000&nbsp;km² {{sfn|Chemillier-Gendreau|2000|p=4}} (nguồn khác: 410.000&nbsp;km²) ở giữa [[biển Đông]].<ref group="Ghi chú">Việc phân biệt giữa một [[đảo san hô]] và một [[cồn (đảo)|cồn cát]] ở quần đảo này cũng chỉ ở mức độ tương đối.</ref> Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800&nbsp;km, từ bắc xuống nam là 600&nbsp;km với độ dài đường [[bờ biển]] đạt 926&nbsp;km.<ref name="cqtbtu">{{chú thích web |url=https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/pg.html |title=Spratly Islands |publisher=CIA World Factbook |accessdate = ngày 12 tháng 9 năm 2012 |language=[[tiếng Anh]]}}</ref>{{sfn|Nguyễn|Nguyễn|Lê|Trần|2008|p=9}} Mỗi tài liệu lại có một con số thống kê riêng về số lượng thực thể địa lý của quần đảo này: hơn 100 đảo và rạn đá ngầm ([[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|CIA]]),<ref name="cqtbtu" /> 137 "đảo-đá-bãi" (Nguyễn Hồng Thao),{{sfn|Nguyễn|2002|p=9}} khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên ([[Trung Quốc]]).{{sfn|Phạm|2011}}<ref group="Ghi chú">Trừ các thực thể thuộc khu vực cụm bãi cạn Luconia và bãi cạn/bãi ngầm James.</ref>
[[Hình:Spratly Islands-Vietnamese.PNG|nhỏ|Quần đảo Trường Sa]]
Tổng diện tích đất nổi của quần đảo rất nhỏ, không quá 5&nbsp;km²<ref name="cqtbtu" /> (nguồn khác: 11&nbsp;km² {{sfn|Nguyễn|2002|p=9}}) do số lượng [[đảo]] thực sự rất ít mà chủ yếu là các [[rạn san hô]] thường và [[rạn san hô vòng]] chìm ngập dưới nước khi [[thủy triều]] lên. Các hòn [[đảo san hô]] ở Trường Sa tương đối bằng phẳng và thấp, ngay cả khi so sánh với một quần đảo san hô khác gần đó là [[quần đảo Hoàng Sa]]. Theo CIA, điểm cao nhất của Trường Sa nằm trên đảo [[Song Tử Tây]] với cao độ 4&nbsp;m so với [[mực nước biển]].<ref name="cqtbtu" />
 
===Địa hình và địa chất===
Quần đảo Trường Sa là một vỉ lục địa bị nhận chìm vào đầu [[đại Tân sinh|đại Kainozoi]] do tách giãn lục địa [[Đông Nam Á]], xoay chuyển và trượt dần về phía tây nam.{{sfn|Nguyễn|Nguyễn|Lê|Trần|2008|p=42}} [[Thềm lục địa]] Trường Sa là một dải địa hình tương đối hẹp, kéo dài tự nhiên của các đảo từ độ sâu 0–200&nbsp;m quanh đảo, sâu từ 60 đến 80&nbsp;m. Thành phần cấu tạo dải này thường là các mảnh vụn [[san hô]], chủ yếu là hạt thô. Trong khi đó, sườn lục địa Trường Sa là một dải bao quanh thềm lục địa, kéo dài từ mép thềm lục địa đến độ sâu 2.500&nbsp;m, có nơi lên tới hơn 3.000&nbsp;m; thành phần cấu tạo chủ yếu là từ đá gốc. Các bãi ngầm có bề mặt sườn là các bề mặt đổ dốc từ độ sâu 170 đến 1.500&nbsp;m. Sườn của các rạn đá ngầm như [[đá Tây]], [[Vành Khăn]], [[Phan Vinh (đảo)|Phan Vinh]] có sườn dốc gần như thẳng đứng.{{sfn|Nguyễn|Nguyễn|Lê|Trần|2008|p=33}}
 
Cả quần đảo bị chia cắt bởi các hệ thống [[Đứt gãy (địa chất)|đứt gãy]] có phương đông bắc - tây nam và tây bắc - đông nam, gồm ba nhóm chính là nhóm đứt gãy đông bắc - tây nam (nổi bật nhất), nhóm đứt gãy tây bắc - đông nam và nhóm đứt gãy hướng [[kinh tuyến]] - á [[vĩ tuyến]] (lệch so với vĩ tuyến).{{sfn|Nguyễn|Nguyễn|Lê|Trần|2008|p=31}} Ba nhóm này chia quần đảo Trường Sa thành ba cụm đảo có quy mô khác nhau:
* Cụm thứ nhất: tập hợp các thực thể ở phía bắc Trường Sa với mật độ phân bố dày và đồng đều, như cặp đảo Song Tử, [[bãi Đinh Ba]], [[Thị Tứ|đảo Thị Tứ]], [[Loại Ta]], [[đá Cá Nhám]], [[Ba Bình|đảo Ba Bình]], [[Sơn Ca (đảo)|Sơn Ca]], [[Nam Yết]], [[Sinh Tồn]] và [[đá Lớn]].
* Cụm thứ hai: tập hợp các thực thể ở phía đông và đông nam Trường Sa với mật độ phân bố thưa và đều, như [[Bình Nguyên (đảo)|đảo Bình Nguyên]], [[Vĩnh Viễn (đảo)|Vĩnh Viễn]], [[Vành Khăn|đá Vành Khăn]], [[Cỏ Mây|bãi Cỏ Mây]], [[suối Ngà|bãi Suối Ngà]], [[Suối Ngọc|đá Suối Ngọc]], [[đá Núi Le]], [[Tốc Tan]], [[Phan Vinh (đảo)|Phan Vinh]], [[đá Tiên Nữ]] và [[Công Đo|đá Công Đo]].
* Cụm thứ ba: tập hợp các thực thể ở phía nam và tây nam, phân bố rời rạc và rất không đồng đều về mặt kích thước, như [[Lát (đá)|đá Lát]], [[Trường Sa Lớn|đảo Trường Sa]], [[đá Tây]], [[đá Đông]], [[Châu Viên|đá Châu Viên]], [[đá Chữ Thập]], [[An Bang|đảo An Bang]], [[bãi Thuyền Chài|đá Thuyền Chài]], [[Kỳ Vân|đá Kỳ Vân]], [[Kiêu Ngựa|bãi Kiêu Ngựa]] và [[Thám Hiểm (bãi đá ngầm)|bãi Thám Hiểm]].{{sfn|Nguyễn|Nguyễn|Lê|Trần|2008|p=32}}
 
Lịch sử hình thành các [[đảo]] thuộc quần đảo Trường Sa bắt đầu từ cuối [[thế Pleistocen]], đầu [[thế Holocen]], và đa số chúng là phần nhô cao của các rạn vòng.{{sfn|Nguyễn|Nguyễn|Lê|Trần|2008|pp=32, 86}} Theo Nguyễn ([[1985]]), các rạn vòng nơi đây được đặc trưng bởi dạng kéo dài theo hướng đông bắc-tây nam, trong khi các đảo và mỏm đá ngầm thường nằm trên góc tây bắc, trái ngược với quy luật phân bố đảo trên các rạn vòng khác trên thế giới. Nguyên nhân của các hiện tượng vừa đề cập có thể là vì hướng gió đông bắc - tây nam và hoạt động kiến tạo trong [[Kỷ Đệ tứ|kỉ Đệ tứ]].{{sfn|Nguyễn|1985|p=20}} Tại các rạn vòng này, cấu tạo của đảo nổi và hành lang [[san hô]] xung quanh đảo có ít sự khác biệt. Hành lang này thường có diện tích gấp từ 4 đến 35 lần so với diện tích đảo.{{sfn|Nguyễn|1985|p=21}}
 
Các nhà khoa học [[Việt Nam]] đã nghiên cứu một số đảo như [[Nam Yết]], [[Song Tử Tây]], [[Trường Sa Lớn|Trường Sa]] và phân chia địa hình tại đây thành ba mực địa hình theo độ cao, gồm 0,5-1,5&nbsp;m; 2,0-3,5&nbsp;m và 4,5–6&nbsp;m, trong đó mực địa hình 4,5–6&nbsp;m chỉ có ở phía tây đảo Song Tử Tây (cao nhất quần đảo). Trên một số đảo có một số túi [[nước ngọt]] ngầm ở tầng nông, hình thành khi nước [[mưa]] ngấm xuống. Tuy nhiên, trữ lượng và chất lượng loại nước này thay đổi theo không gian - thời gian và bị lẫn tạp chất ở tầng đất mặt cũng như lẫn nước biển; [[Bazơ#Bazơ và độ pH|tính kiềm]] yếu là đặc trưng của nguồn nước này.{{sfn|Nguyễn|Nguyễn|Lê|Trần|2008|p=86}} Ngoài ra, diện tích các đảo cũng thay đổi tùy theo mùa; vào [[mùa đông]] diện tích giảm và tăng vào [[mùa hạ|mùa hè]].{{sfn|Nguyễn|Nguyễn|Lê|Trần|2008|p=25}} Sự sống còn của đảo lệ thuộc vào sự phát triển của [[san hô]]; nếu san hô chết sẽ khiến đảo dễ bị sóng và gió bão bào trụi.{{sfn|Nguyễn|1985|p=21}}
 
===Khí hậu===
Quần đảo Trường Sa nằm trong vùng [[khí hậu]] [[nhiệt đới]] với hai mùa. [[Gió mùa]] đông nam thổi qua Trường Sa từ [[tháng ba|tháng 3]] đến [[tháng tư|tháng 4]] trong khi gió mùa tây nam thổi từ [[tháng năm|tháng 5]] đến [[tháng mười một|tháng 11]]. Theo số liệu của McManus, Shao & Lin ([[2010]]), nhiệt độ không khí trung bình trong năm của quần đảo vào khoảng 27&nbsp;°C.{{sfn|McManus|Shao|Lin|2010}} Tại Trạm khí tượng trên [[Trường Sa Lớn|đảo Trường Sa]], nhiệt độ trung bình đo được là 27,7&nbsp;°C. Về mùa hè (tháng 5 đến tháng 10) nhiệt độ trung bình đạt 28,2&nbsp;°C; giá trị cực đại đo được là 29,3&nbsp;°C vào tháng 9. Về mùa đông (tháng 10 đến tháng 4), nhiệt độ trung bình là 28,8&nbsp;°C, trong đó giá trị cực tiểu đo được là 26,4&nbsp;°C vào tháng 2. Nhiệt độ trung bình tháng 4 (tháng chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè) là 28,8&nbsp;°C, còn nhiệt độ trung bình tháng 10 (tháng chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông) là 27,8&nbsp;°C, gần xấp xỉ với nhiệt độ trung bình năm. Nhìn chung biên độ dao động của nhiệt độ không khí vùng đảo Trường Sa không quá 4&nbsp;°C.{{sfn|Nguyễn|Đặng|2008|p=18}}
 
Nhiệt độ [[nước biển]] bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố [[thời tiết]]. Do nằm trong vùng nhiệt đới nên tầm nhiệt độ cao là đặc trưng cho [[nước biển]] Trường Sa. Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình là 26-28&nbsp;°C và đạt cực tiểu 25-26&nbsp;°C vào tháng 12 và tháng 1. Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình tầng mặt là 29-31&nbsp;°C và đạt cực đại là 31-32&nbsp;°C vào tháng 5.{{sfn|Nguyễn|Đặng|2008|pp=19-20}}
 
{{Weather box
|metric first=yes
|single line=
|location=đảo Trường Sa (nhiệt độ nước biển)
|source=Trạm khí tượng Trường Sa ([[1986]]-[[1987]]){{sfn|Nguyễn|Đặng|2008|p=21}}
|Jan record high C=28.1
|Feb record high C=29.2
|Mar record high C=30.6
|Apr record high C=31.7
|May record high C=32.9
|Jun record high C=32.4
|Jul record high C=33.0
|Aug record high C=31.6
|Sep record high C=34.2
|Oct record high C=31.4
|Nov record high C=32.0
|Dec record high C=30.4
|year record high C=34.2
|Jan record low C=25.0
|Feb record low C=24.6
|Mar record low C=24.5
|Apr record low C=25.8
|May record low C=26.0
|Jun record low C=26.7
|Jul record low C=26.2
|Aug record low C=26.7
|Sep record low C=25.9
|Oct record low C=26.4
|Nov record low C=26.6
|Dec record low C=25.6
|year record low C=24.5
|Jan mean C=26.2
|Feb mean C=26.3
|Mar mean C=27.5
|Apr mean C=28.7
|May mean C=29.6
|Jun mean C=29.2
|Jul mean C=28.5
|Aug mean C=28.5
|Sep mean C=28.6
|Oct mean C=28.8
|Nov mean C=28.5
|Dec mean C=27.5
|year mean C=28.2
|year mean F=82.7
}}
 
[[Mùa khô]] tại quần đảo kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 còn [[mùa mưa]] từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau.{{sfn|Nguyễn|Đặng|2008|p=18}} [[Giáng thủy|Lượng mưa]] dao động từ 1.800 đến 2.200&nbsp;mm.{{sfn|McManus|Shao|Lin|2010}} Trong giai đoạn 1954-1998, có tổng cộng 498 cơn bão ở biển Đông, trong đó có 89 trận đi qua hoặc phát sinh từ quần đảo Trường Sa. Một đặc điểm quan trọng là bão có xu hướng muộn dần từ bắc xuống nam. Cụ thể, bão chủ yếu xuất hiện ở phía bắc và trung tâm quần đảo trong tháng 10, trong khi bão đi qua phía nam rất ít và nếu có thì chủ yếu là trong tháng 11.{{sfn|Nguyễn|Nguyễn|Lê|Trần|2008|p=11}} Trong cơn bão, tốc độ gió cực đại ghi nhận trong giai đoạn 1977-1985 có thể lên đến 34&nbsp;m/s so với mức trung bình mọi thời điểm là 5,9&nbsp;m/s.{{sfn|Nguyễn|Đặng|2008|p=17}}
 
{| class="wikitable" style="margin:auto;"
!colspan="5" style="text-align:center;font-size:90%;line-height:1.1em;background:#F7F3F7;"|'''Bão biển Đông ([[1954]]-[[1998]])'''
|-
! style="text-align:center; font-size:90%; line-height:1.1em; background:#9cf;"|Đặc trưng!! style="text-align:center; font-size:90%; line-height:1.1em; background:#9cf;"|Qua quần đảo!! style="text-align:center; font-size:90%; line-height:1.1em; background:#9cf;"|Qua phía bắc quần đảo!! style="text-align:center; font-size:90%; line-height:1.1em; background:#9cf;"|Qua phía nam quần đảo!! style="text-align:center; font-size:90%; line-height:1.1em; background:#9cf;"|Hình thành trong quần đảo
|- style="font-size:90%;"
| style="text-align:center;line-height:1.1em;background:#F7F3F7;"|'''Số cơn bão''' || style="text-align:right;font-size:90%;line-height:1.1em;"|34 || style="text-align:right;font-size:90%;line-height:1.1em;"|33 || style="text-align:right;font-size:90%;line-height:1.1em;"|2 || style="text-align:right;font-size:90%;line-height:1.1em;"|20
|- style="font-size:90%;"
| style="text-align:center;line-height:1.1em;background:#F7F3F7;"|'''Tần suất trong 89 cơn bão''' || style="text-align:right;font-size:90%;line-height:1.1em;"|38% || style="text-align:right;font-size:90%;line-height:1.1em;"|37% || style="text-align:right;font-size:90%;line-height:1.1em;"|2% || style="text-align:right;font-size:90%;line-height:1.1em;"|22%
|- style="font-size:90%;"
| style="text-align:center;line-height:1.1em;background:#F7F3F7;"|'''Tần suất trong 498 cơn bão''' || style="text-align:right;font-size:90%;line-height:1.1em;"|7% || style="text-align:right;font-size:90%;line-height:1.1em;"|6% || style="text-align:right;font-size:90%;line-height:1.1em;"|0,4% || style="text-align:right;font-size:90%;line-height:1.1em;"|4%
|-
|colspan="5" style="text-align:center;font-size:80%;line-height:1.1em;"|''Nguồn: Bùi Nhi Thanh & Nguyễn Văn Lương ([[2007]])''{{sfn|Nguyễn|Nguyễn|Lê|Trần|2008|p=11}}
|}
 
===Phân cụm===
Do sở hữu rất nhiều thực thể địa lý nên quần đảo Trường Sa được các nhà hàng hải quốc tế cũng như một số quốc gia phân chia thành nhiều cụm riêng biệt dựa trên sự gần gũi hoặc tương đồng về mặt địa lý hay đơn thuần chỉ là phân chia tương đối.
 
====Việt Nam phân chia====
[[Việt Nam]] chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là [[cụm Song Tử]], [[cụm Thị Tứ]], [[cụm Loại Ta]], [[cụm Nam Yết]], [[cụm Sinh Tồn]], [[cụm Trường Sa]], [[cụm An Bang]] (trước đây gọi là cụm Thám Hiểm) và [[cụm Bình Nguyên]].{{sfn|Nguyễn|2002|p=10}}
 
; Cụm Song Tử:
{{Chi tiết|Cụm Song Tử}}
 
[[Cụm Song Tử]] là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phần tây bắc của quần đảo Trường Sa. Gọi là Song Tử vì hai đảo [[Song Tử Đông]] và [[Song Tử Tây]] như một cặp đảo song sinh, vừa nằm gần nhau vừa có kích thước gần như tương đương. Cặp đảo này hợp cùng các rạn đá san hô như [[đá Nam]], [[đá Bắc (Trường Sa)|đá Bắc]] ở khu vực lân cận để tạo nên một vòng cung san hô lớn mà tài liệu hàng hải quốc tế gọi là ''(cụm) rạn Nguy Hiểm phía Bắc'' ({{lang-en|North Danger Reef(s)}}; {{zh|c=双子群礁|v=Song Tử quần tiêu}}). Tuy nhiên, Việt Nam còn gộp hai rạn vòng ngầm dưới nước ở phía đông của ''rạn Nguy Hiểm phía Bắc'' vào cụm Song Tử, cụ thể là [[bãi Đinh Ba]] và [[bãi Núi Cầu]].
 
;Cụm Thị Tứ:
{{Chi tiết|Cụm Thị Tứ}}
[[Hình:Subi Reef, Spratly Islands.png|200px|phải|nhỏ|[[Xu Bi|Đá Xu Bi]] là một [[rạn san hô vòng]] thuộc cụm Thị Tứ.]]
[[Cụm Thị Tứ]] là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam của [[cụm Song Tử]] và phía bắc của [[cụm Loại Ta]]. Cụm này chỉ có một đảo san hô là [[Thị Tứ]] (đứng thứ hai về diện tích trong quần đảo), còn lại đều là các rạn đá như [[đá Hoài Ân]], [[đá Vĩnh Hảo]], [[xu Bi|đá Xu Bi]]... [[xu Bi|Đá Xu Bi]] là trường hợp cá biệt do tách biệt hẳn về phía tây nam so với tất cả các thực thể còn lại. Trừ đá Xu Bi thì [[Thị Tứ|đảo Thị Tứ]] và các rạn đá lân cận cùng nhau tạo thành ''cụm rạn Thị Tứ'' ({{lang-en|Thitu Reefs}}; {{zh|c=中业群礁|v=Trung Nghiệp quần tiêu}}) theo tài liệu hàng hải quốc tế.
 
;Cụm Loại Ta:
{{Chi tiết|Cụm Loại Ta}}
[[Cụm Loại Ta]] là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam của [[cụm Thị Tứ]] và phía bắc của [[cụm Nam Yết]]. Cụm này có hai đảo lớn là [[Loại Ta]] và [[Bến Lạc]]. Đảo Loại Ta là trung tâm của ''bãi san hô Loại Ta'' ({{lang-en|Loaita Bank}}; {{zh|c=道明群礁|v=Đạo Minh quần tiêu}}) theo cách gọi của tài liệu hàng hải quốc tế; về hai phía đông-tây của đảo là các cồn cát và [[rạn san hô]] như [[bãi An Nhơn]], [[bãi An Nhơn Bắc]], bãi [[Loại Ta]],... Về phía đông bắc của ''bãi san hô Loại Ta'' là một rạn đá ngầm lớn có tên là [[bãi Đường]]; tại đầu mút phía bắc của bãi này là một rạn đá ngầm với tên gọi [[đá An Lão]]. Trong khi đó, đảo Bến Lạc (đứng thứ ba về diện tích trong quần đảo) và [[đá Cá Nhám]] lại nằm tách biệt hẳn về phía đông của các thực thể trên.
 
;Cụm Nam Yết:
[[Cụm Nam Yết]] là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam [[cụm Loại Ta]] và phía bắc của [[cụm Sinh Tồn]], gồm hàng loạt thực thể nổi bật như [[Ba Bình|đảo Ba Bình]] (lớn nhất quần đảo), [[Nam Yết|đảo Nam Yết]], [[Sơn Ca (đảo)|đảo Sơn Ca]], [[đá Én Đất]], [[Ga Ven|đá Ga Ven]],... Đa số các thực thể địa lý thuộc cụm này hợp thành một bãi san hô dạng vòng có tên gọi ''bãi san hô Tizard'' ({{lang-en|Tizard Bank}}; {{zh|c=郑和群礁|v=Trịnh Hoà quần tiêu}}) theo tài liệu hàng hải quốc tế. Ngoài ra, về phía tây của bãi san hô Tizard còn có một số thực thể nằm riêng biệt như [[đá Lớn]], [[đá Chữ Thập]],...
 
;Cụm Sinh Tồn:
[[Hình:Sinh Tồn Đông.jpg|200px|phải|nhỏ|Đảo [[Sinh Tồn Đông]] là một [[cồn (đảo)|cồn cát]] thuộc cụm Sinh Tồn.]]
Cụm Sinh Tồn là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam cụm Nam Yết. Khái niệm "cụm Sinh Tồn" hầu như đồng nhất với khái niệm ''bãi san hô Liên Minh'' hay ''cụm rạn Liên Minh'' ({{lang-en|Union Bank/Reefs}}; {{zh|c=九章群礁|v=Cửu Chương quần tiêu}}) của tài liệu hàng hải quốc tế. Cụm này chỉ có một [[đảo san hô]] là [[Sinh Tồn|đảo Sinh Tồn]], một [[cồn (đảo)|cồn cát]] là [[Sinh Tồn Đông|đảo Sinh Tồn Đông]], còn lại là rất nhiều rạn đá như [[Cô Lin|đá Cô Lin]], [[đá Gạc Ma]], [[Len Đao|đá Len Đao]],... Trong số này, [[đá Ba Đầu]] là rạn đá lớn nhất.
 
;Cụm Trường Sa:
[[Hình:Trường Sa Lớn.jpg|200px|phải|nhỏ|[[Trường Sa Lớn|Đảo Trường Sa]] là một [[đảo san hô]] thuộc cụm Trường Sa. Trong ảnh: cầu tàu và một phần đảo Trường Sa.]]
Cụm Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý nằm dàn trải theo chiều ngang từ tây sang đông ở phía nam của các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và phía bắc của cụm Thám Hiểm, chủ yếu giữa hai vĩ tuyến 8° Bắc và 9° Bắc. Cụm này chỉ có một [[đảo san hô]] là [[Trường Sa Lớn|đảo Trường Sa]] (biệt danh: [[Trường Sa Lớn]]), còn lại đều là rạn thường nói chung và rạn vòng nói riêng như [[đá Tây]], [[đá Tiên Nữ]], [[Phan Vinh (đảo)|đảo Phan Vinh]], [[Trường Sa Đông|đảo Trường Sa Đông]]... Bốn thực thể theo thứ tự từ tây sang đông gồm [[đá Tây]], [[Trường Sa Đông|đảo Trường Sa Đông]], [[đá Đông]] và [[Châu Viên|đá Châu Viên]] cấu thành khái niệm ''cụm rạn Luân Đôn'' ({{lang-en|London Reefs}}; {{zh|c=尹庆群礁|v=Doãn Khánh quần tiêu}}) theo tài liệu hàng hải quốc tế.
 
;Cụm An Bang:
[[Hình:Half Moon Shoal, Spratly Islands.png|200px|phải|nhỏ|[[Bãi Trăng Khuyết]] là một [[rạn san hô vòng]] thuộc cụm An Bang.]]
Cụm An Bang (hay cụm Thám Hiểm) là một tập hợp các thực thể địa lý ở phía nam của quần đảo Trường Sa. Cụm này không có [[đảo san hô]] nào ngoài một [[cồn (đảo)|cồn cát]] nổi bật là [[An Bang]] (quen gọi là [[An Bang|đảo An Bang]]). Nhìn chung phần lớn thực thể địa lý của cụm này tạo thành một vòng cung lớn với phần lõm hướng về phía đông nam, trải dài từ [[Sác Lốt|đá Sác Lốt]], qua [[Công Đo|đá Công Đo]] đến [[bãi Trăng Khuyết]] gần sát với [[Philippines]]. Một máng biển ngăn cách vòng cung này với thềm lục địa của đảo [[Borneo]].
 
;Cụm Bình Nguyên:
Cụm Bình Nguyên là một tập hợp các thực thể địa lý hợp thành từ phần phía đông của quần đảo Trường Sa, trong khu vực gần với đảo [[Palawan]], [[Philippines]]. Tuy cụm này có nhiều thực thể địa lý nhất so với các cụm còn lại nhưng số này lại phân tán rải rác trên một vùng biển rộng lớn. [[Vĩnh Viễn (đảo)|Vĩnh Viễn]] và [[Bình Nguyên (đảo)|Bình Nguyên]] là hai đảo duy nhất của cụm, trong đó đảo Bình Nguyên đang chịu tác động của hiện tượng [[xói mòn]]. Số thực thể còn lại đều là những dạng rạn đá (ví dụ rạn vòng) và các bãi cát ngầm/bãi cạn cùng bãi ngầm.
 
====Trung Quốc phân chia====
Ngày [[25 tháng 4]] năm [[1983]], [[Nhân dân Nhật báo]] của [[Trung Quốc]] đã công khai danh sách 287 địa danh thuộc [[biển Đông]], trong đó có tổng cộng 193 địa danh liên quan đến ''quần đảo Nam Sa''.{{sfn|Phạm|2011}} Về mặt tên gọi, địa danh do Trung Quốc đặt thể hiện một phần tính chất của thực thể như [[đảo]], [[cồn (đảo)|cồn cát]] (''sa châu''), rạn đá ngầm (''[[ám tiêu]]''), bãi cát ngầm/bãi cạn (''ám sa''), bãi ngầm (''ám than'') và cả các [[kênh nước|luồng lạch]] (''môn'', ''thuỷ đạo'') cho tàu thuyền. Nghiên cứu đăng tải trên mạng ''Hải Nam sử chí'' thể hiện rằng Trung Quốc phân biệt cả các loại hình rạn đá khác nhau như rạn mặt bàn (''đài tiêu'') hay rạn vòng (''hoàn tiêu'') để làm cơ sở phân loại chi tiết hơn.
 
Cách hiểu của [[Trung Quốc]] về ''quần đảo Nam Sa'' khác so với cách hiểu hiện thời của bản đồ hành chính [[Việt Nam]] về ''quần đảo Trường Sa'' ở chỗ nước này còn gộp rất nhiều thực thể địa lý trong khu vực gần [[Malaysia]] và [[Brunei]] (hầu như đều là bãi cát ngầm/bãi cạn và bãi ngầm) vào tổng thể ''Nam Sa''. Dưới đây là danh sách nhóm và phân nhóm của khái niệm ''Nam Sa'' theo mạng Hải Nam sử chí (Trung Quốc):<ref name="tq">{{chú thích báo |title=第三节 南沙群岛的岛礁沙滩 [Phần ba: các đảo, ám tiêu, ám sa và ám than của quần đảo Nam Sa] |url=http://www.hnszw.org.cn/data/news/2009/06/43640/ |publisher=海南史志网 |date=2009/6/11 |accessdate=ngày 24 tháng 9 năm 2012 |archive-date=2012-11-13 |archive-url=https://www.webcitation.org/6C8vJLix1?url=http://www.hnszw.org.cn/data/news/2009/06/43640/ |dead-url= }}Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại</ref>
 
{| class="wikitable collapsible uncollapsed" style="margin:auto;line-height:1.4em;font-size:95%;"
|-
! style="background:#9cf;"| '''Số thứ tự'''
! style="background:#9cf;"| '''Nhóm'''
! style="background:#9cf;"| '''Phân nhóm'''
! style="background:#9cf;"| '''Quan điểm của [[Việt Nam]]'''
|-
|rowspan="3" style="width:4%;text-align: center;" |1 || rowspan="3" style="width:8%;" |Bắc || style="width:35%;"| Bắc || style="width:53%;"| Cụm Song Tử
|-
|Trung || Cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta và phần lớn cụm Nam Yết
|-
|Nam || Cụm Sinh Tồn
|-
|rowspan="3" style="text-align: center" |2 ||rowspan="3" |Đông Bắc || Bãi ngầm Lễ Nhạc || Khu vực [[bãi Cỏ Rong]], [[bãi Đá Bắc]], [[Gò Già|đá Gò Già]] và [[đá Đồng Thạnh]] của cụm Bình Nguyên
|-
|Ngoại vi bãi ngầm Lễ Nhạc || Phần lớn cụm Bình Nguyên như [[bãi Tổ Muỗi]], [[bãi Nam]],... và [[bãi Trăng Khuyết]] thuộc cụm Thám Hiểm
|-
|Rạn vòng Phí-Mã || Ám tiêu san hô có hai đảo [[Bình Nguyên (đảo)|Bình Nguyên]] và [[Vĩnh Viễn (đảo)|Vĩnh Viễn]] (thuộc cụm Bình Nguyên)
|-
|rowspan="4" style="text-align: center" |3 ||rowspan="4" |Trung || vùng luồng lạch Nam Hoa || [[Đá Chữ Thập]] của cụm Nam Yết và một vùng nằm giữa các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa
|-
|Vùng vòng cung phía đông || Gồm hầu hết phần phía đông của cụm Trường Sa, hầu hết cụm Thám Hiểm và cả khu vực [[rạn san hô]] Louisa.
|-
|Vùng vòng cung phía tây || Phần phía tây của cụm Trường Sa cùng với [[bãi Vũng Mây]]. [[Việt Nam]] xem bãi Vũng Mây là một phần của vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa và không thuộc Trường Sa.
|-
|Khu vực trung bộ máng biển || Vài thực thể đơn lẻ thuộc cụm Thám Hiểm và cụm Trường Sa
|-
|style="text-align: center"|4 || Tây Nam || Khu vực năm bãi ngầm là Tây Vệ, Quảng Nhã, Nhân Tuấn, Lý Chuẩn và Vạn An || Khu vực năm bãi ngầm là [[bãi Phúc Nguyên|Phúc Nguyên]], [[bãi Phúc Tần|Phúc Tần]], [[bãi Huyền Trân|Huyền Trân]], [[bãi Quế Đường|Quế Đường]] và [[bãi Tư Chính|Tư Chính]]; [[Việt Nam]] xem năm bãi này thuộc vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa và không thuộc Trường Sa.
|-
|rowspan="3" style="text-align: center" |5 ||rowspan="3" |Nam || Bãi cạn/Bãi cát ngầm Bắc Khang (北康暗沙, tương đương ''North Luconia Shoals'', tức [[cụm bãi cạn Luconia|cụm bãi cạn Luconia Bắc]]) || rowspan="3"|[[Việt Nam]] không đòi hỏi.
|-
|Bãi cạn/Bãi cát ngầm Nam Khang (南康暗沙, tương đương ''South Luconia Shoals'', tức [[cụm bãi cạn Luconia|cụm bãi cạn Luconia Nam]])
|-
|Bãi cát ngầm Tăng Mẫu (曾母暗沙, tương đương ''James Shoal'', tức [[bãi ngầm James]])
|}
 
==Hệ động thực vật==