Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Funakoshi Gichin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tập tin Master_Gichin_Funakoshi.jpg đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi JuTa vì lý do: No license since 17 July 2020.
n Che tập tin bị xóa ở Commons. (via JWB)
Dòng 100:
 
== Đánh giá về Gichin Funakoshi ==
<!--[[Tập|nhỏ|Funakoshi Gichin]]-->
Tuy nhiên, ông vẫn bị nhiều học giả và sử gia Nhật Bản đánh giá là quá “mềm yếu” trong quá trình xây dựng và truyền bá môn karate, họ cho rằng nếu môn karate chỉ là sự lập lại nhàm chán của các bài kata thì có khác gì những điệu múa cung đình mang đầy nữ tính, chỉ cốt làm đẹp mắt chứ không thật sự là một môn nghệ thuật chiến đấu như người dân Okinawa đã từng tự hào. Hiên ngang đứng trước mọi sự chỉ trích, chấp nhận tranh luận trong tinh thần lễ giáo nhưng ông vẫn luôn khiêm tốn, nhún nhường đi theo con đường đã vạch sẵn với những người chia sẻ chung quan điểm của mình. Có lẽ trong suốt quá trình giao lưu giữa hòn đảo Okinawa và đất liền Nhật Bản, ông là người được lòng tất cả mọi người với một tinh thần mang đậm nét: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thị chi vị đại trượng phu” (Phú quý không làm cho dâm dật, nghèo nàn không làm cho thay đổi, uy vũ không làm cho khuất phục, đó gọi là đại trượng phu). Khi nói đến Karate người ta xem Gichin Funakoshi như là một hình tượng cao nhất có công đem karate vào kho tàng văn hoá của Nhật, tương đương với thiền đạo, trà đạo v.v.. Nhắc đến Funakoshi người Nhật thường truyền miệng một câu chuyện về ông như sau: Trong lúc giảng về võ đạo cho một số võ sinh của mình tại đạo đường về lối sống khiêm tốn, một học trò của ông đặt câu hỏi với ông là: “Thưa thầy, một kẻ khiêm tốn với một kẻ tầm thường khác nhau như thế nào?” Không cần suy nghĩ, Funakoshi Gichin đáp ngay: “Rất đơn giản con ạ! Người tầm thường sau bao năm tập luyện, ngày đầu tiên được thăng lên nhất đẳng, anh ta la lớn cho mọi người biết và mọi người ở nhà biết anh ta vừa lên nhất đẳng trước khi anh ta về đến cổng nhà; ngày thăng nhị đẳng, anh ta sẽ bắc thang leo lên mái nhà và hô to cho mọi người trong xóm biết tin mừng của mình; ngày thăng lên tam đẳng, anh ta sẽ nhảy lên bất cứ chiếc xe nào gần nhất, vừa chạy vừa la inh ỏi cho khắp thành phố biết tin quan trọng nhất đời anh… Con à! Ngược lại với tinh thần đó là tâm linh của một người khiêm tốn; khi được nhất đẳng, anh ta sẽ cuối đầu với thái độ biết ơn với mọi người xung quanh; lúc lên nhị đẳng, anh ta sẽ cuối đầu thấp hơn với mọi người; khi lên tam đẳng, anh ta cuối đầu thấp tới thắt lưng và yên lặng vui vẻ đi bộ về nhà dọc theo bức tường của con phố để không ai thấy và chú ý đến anh… Khi đến 9 đẳng anh sẽ trở thành một người không hề biết một đòn karate và tuyệt đối đứng ngoài mọi tranh chấp của karate”. Với tấm lòng sống và trung thành với lý tưởng của Karate, sống thanh đạm, nghiêm khắc với chính bản thân mình, xem thường danh vọng, không đặt nặng vấn đề tranh chấp, danh vọng trong võ thuật nên những ý tưởng thi đấu, tổ chức tranh giải đối với ông không hề được ông cho là quan trọng. Ông chú tâm rèn luyện con người ngày một hoàn hảo, biết phân biệt đâu là ân để đáp đền, oán thù để mau tháo gỡ, với lối sống như vậy suốt một đời cho đến khi ra đi vào tuổi 88.