Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hưng Hiếu vương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Thông tin nhân vật hoàng gia | tên = Hưng Hiếu vương | tên gốc = 興孝王 | tước vị = Tông thất Hoàng gia Việt Nam | thêm = vietn…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 10:34, ngày 13 tháng 6 năm 2021

Hưng Hiếu vương (tiếng Trung: 興孝王; ? – ?), là một tông thất hoàng gia Đại Việt thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.[1][2]

Hưng Hiếu vương
興孝王
Tông thất Hoàng gia Việt Nam
Thông tin chung
Tước hiệuHưng Hiếu vương (興孝王)
Triều đạiNhà Trần
Thân phụTrần Hưng Đạo (?)

Thân thế

Hưng Hiếu vương không rõ thân thế. Chữ đầu trong tước phong của ông (Hưng) trùng với tước của Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn và Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng,[3] nên có khả năng ông là con của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

Cuộc đời

[4][5][6]

Có khả năng Hưng Hiếu vương mất trước năm 1352.

Gặp thần sông

Trong chiến dịch đánh Ngưu Hống (1337), Hưng Hiếu vương đậu thuyền ở sông Bạch Hạc, gặp thần Phụ Vũ đại vương báo mộng hỏi: Năm trước vua có lệnh khen thưởng mà đến nay vẫn chưa thấy gì! Hưng Hiếu vương khi trở về tâu lại.[7]

Thượng hoàng Minh Tông mới nhớ ra trong chiến dịch trước (1329), thuyền đi qua Bạch Hạc thì bị mắc cạn. Thượng hoàng khấn với thần sông: Nếu thuyền ngự đi được an toàn thì sẽ khen thưởng. Nay gia phong thêm hai chữ.[7]

Trong văn hóa

Trong tín ngưỡng thờ Đức thánh Trần có Tứ vị vương tử, trong đó người thứ ba thường được gọi là Hưng Hiến vương Trần Quốc Úy[8] hoặc Hưng Hiếu vương Trần Quốc Uy.[9]

Nhầm lẫn này có thể xuất phát từ tiểu thuyết Hưng Đạo vương của Phan Kế Bính (xuất bản năm 1914) khi cho rằng Hưng Hiến vương Trần Quốc Úy là con trai đứng hàng thứ hai và là một trong bốn vị vương tử của Trần Hưng Đạo.[10][11][12] Đến Trần Trọng Kim (1919), lại nhầm Hưng Hiến vương thành Hưng Hiếu vương.[13]

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Ngô Sĩ Liên (chủ biên), Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 6, Trần kỷ.
  2. ^ Ngô Sĩ Liên (chủ biên), Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 7, Trần kỷ.
  3. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 80
  4. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 125
  5. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 133
  6. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 133-134
  7. ^ a b Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 116
  8. ^ Minh Hải (29 tháng 9 năm 2019). “Linh thiêng tục thờ nhà Trần”. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ Trần Đại Vinh (26 tháng 2 năm 2020). “Thờ Đức Thánh Trần, từ đền chính Kiếp Bạc đến các đền vọng ở thành phố huế”. Văn nghệ Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc, Hưng Đạo vương, hồi 17, Thái sư thượng phụ một sớm lên tiên, Trần triều đại vương nghìn thu hiển thánh.
  11. ^ Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc, Hưng Đạo vương, hồi 13, Trần đại vương dùng phép trừ tà, Yết tướng quân đục thuyền mắc lưới.
  12. ^ Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc, Hưng Đạo vương, hồi 9, Trận Tây Kết, Toa Đô bỏ đời; Sông Vạn Kiếp, Thoát Hoan trốn nạn.
  13. ^ Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Quyển I, Phần III, Chương VII: Giặc nhà Nguyên (1284—1288).