Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Tiến quân ca”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 101:
::::Đúng là nó hơi tương đồng với giấy phép cc-by-nc như có một chút nd nếu nhà nước không cho phép chỉnh sửa bậy bạ, chế lời.Nhưng mà Wikimedia Commons và cả Wikipedia đều không cho phép tác phẩm nc-nd, chỉ chấp nhận cc-by, nếu như vậy thì chỉ dùng thẻ "không tự do" được thôi trừ khi bản thân chủ sỡ hữu chấp nhận phát hành theo cc-by hoặc PVCC. – [[Thành_viên:Kateru Zakuro|<span style="color:#EE1D25;">'''Kateru'''</span> <span style="color:#EE1D25;">'''Zakuro'''</span>]] ([[Thảo luận Thành viên:Kateru Zakuro|thảo luận]]) 02:19, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)
:::::{{ping|Nguyenhai314|Kateru Zakuro}} Cập nhật. Trong [https://vnexpress.net/co-phai-ai-cung-duoc-quyen-su-dung-quoc-ca-4399739.html bài này], luật sư nói là năm 2016, gia đình Văn Cao đã "hiến tặng phần nhạc và lời cho nhân dân và tổ quốc Việt Nam", nhưng cái được hiến chỉ là '''bản nhạc viết trên giấy''', không phải bản ghi âm. "Sản xuất bản ghi thì không cần xin phép chủ thể nào", nhưng ai sản xuất thì có quyền tác giả với bản ghi của mình (theo điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ). → Như vậy thì tôi hiểu là phần lời thuộc PVCC còn các bản thu âm đều có bản quyền cả. Còn với bản music sheet thì phải kiếm đúng bản gốc của Văn Cao, cái bản mà tác quyền chỉ thuộc về mỗi Văn Cao mà không có bên nào khác liên quan, thì bản đó may ra mới thuộc PVCC. &mdash; [[Thảo luận Thành viên:Băng Tỏa|<span style="background:hotpink;color:white;border-radius:4px;">&nbsp;Băng&nbsp;Tỏa&nbsp;</span>]] 22:24, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)
 
''Tiến quân ca'' là tác phẩm thuộc về Nhà nước theo điểm c, khoản 1, điều 42 [[s:Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019)|Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam]]:
 
'''Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước'''
 
1. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:
 
c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
 
Hiện nay bài ''Tiến quân ca'' do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam quản lý.
 
Theo khoản 3, điều 27 [[s:Nghị định số 22/2018/NĐ-CP|Nghị định số 22/2018/NĐ-CP]], việc sử dụng tác phẩm này chỉ cần tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả (ghi đúng tên tác giả, tác phẩm, không tự ý sửa chữa, cắt xét tác phẩm):
 
'''Điều 27. Sử dụng tác phẩm thuộc về Nhà nước'''
 
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ.
 
Nghĩa là không cần phải xin phép, chỉ cần tôn trọng các quyền nhân thân là đủ, theo điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam:
 
'''Điều 19. Quyền nhân thân'''
 
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
 
1. Đặt tên cho tác phẩm;
 
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
 
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
 
Còn bản ghi âm bài ''Tiến quân ca'' thuộc về quyền liên quan, độc lập với quyền tác giả.
 
Xem các điều 30, điều 34 và điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam:
 
'''Điều 30. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình'''
 
1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
 
a) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
 
b) Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
 
2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.
 
'''Điều 34. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan'''
 
2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
 
4. Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
 
'''Điều 44. Chủ sở hữu quyền liên quan'''
 
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.
 
[[Thành viên:Tranminh360|Tranminh360]] ([[Thảo luận Thành viên:Tranminh360|thảo luận]]) 04:26, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)
Quay lại trang “Tiến quân ca”.