Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Monomer”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Tính năng gợi ý liên kết: 4 liên kết được thêm.
Dòng 1:
[[Tập tin:Chloroprene.tif|nhỏ|Hình 1: [[chloropren]] là đơn phân tử của cao su tổng hợp.]]
'''Monomer''' là một đơn vị cấu tạo nên đa phân tử ([[polymer]]). Đây là khái niệm thường dùng nhiều nhất trong [[Hóa sinh|sinh hoá học]] và [[sinh học phân tử]], phát âm [[Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế|IPA]]: /'mɑnəmər/ (gốc từ [[tiếng Hy Lạp]] ''mono'' là "một" và ''meros'' là "phần tử"), cũng như [[tiếng Pháp]] là "monomère".<ref>{{Chú thích web|url=https://www.thoughtco.com/definition-of-monomer-605375|title=Monomer Definition and Examples|last=Anne Marie Helmenstine|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|url-status=|access-date =}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://biologydictionary.net/monomer/|title=Monomer|last=|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|url-status=|access-date =}}</ref><ref>''Introduction to Polymers'' 1987 R.J. Young Chapman & Hall ISBN 0-412-22170-5</ref><ref>Bruce Alberts, Alexander Johnson, Julian Lewis,Otin Raff, Keith Roberts, and Peter Walter, ''Molecular Biology of the Cell,'' 2008, Garland Science, ISBN 978-0-8153-4105-5.</ref> Trong tiếng Việt thông dụng, khái niệm này từ lâu đã được gọi là '''đơn phân tử''' hay gọi tắt là đơn phân.<ref name=":0">Campbell và cộng sự: "Sinh học" - [[Nhà xuất bản Giáo dục]], 2010.</ref><ref>Tạ Thanh Văn: "Hóa sinh" - Nhà xuất bản Y học, 2011.</ref><ref name=":1">"Sinh học 10" - [[Nhà xuất bản Giáo dục]], 2018.</ref>
 
Ví dụ:
 
* '''[[Chloropren]]''' là một đơn phân để tạo ra [[cao su tổng hợp]] Neoprene (hay polychloroprene polymer - hình 1).
* '''[[Nucleotide]]''' là một đơn vị, mà sự trùng phân hoá của chúng đã dẫn đến tạo thành đại [[phân tử sinh học]] là [[acid nucleic]]. Mỗi đơn vị này là một đơn phân tử, nhưng lại gồm ba phân tử (tiểu đơn vị) tạo thành là: [[base nitơ]], đường [[pentose]] (C5) và [[acid phosphoric]].<ref name=":0" /><ref name=":1" /><ref>Phạm Thành Hổ: "Di truyền học" - [[Nhà xuất bản Giáo dục]], 1998.</ref><ref>Đỗ Lê Thăng: "Di truyền học" - [[Nhà xuất bản Giáo dục]], 2000.</ref> Chẳng hạn, mỗi phân tử RNA có thể do hàng ngàn đơn phân họp lại thành chuỗi mà tạo nên, trong đó RNA là đại phân tử, còn các đơn phân là nucleotide (hình 2).
 
[[Tập tin:RNA chemical structure adenine.png|nhỏ|Hình 2: Một nucleotide là một đơn phân tử tạo nên RNA, gồm: 1 gốc phosphat, 1 base nitơ (ở hình này là adenin) và 1 đường pentose (ribose).]]