Đỗ Huy Uyển

Là quan triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam

Đỗ Huy Uyển (chữ Hán: 杜 輝 琬, 1815 - 1882), húy Mâu, tự Viên KhuêTân Giang; là quan triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử sửa

Ông sinh giờ Sửu ngày 7 tháng 11 năm Ất Hợi (1815) tại làng La Ngạn, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định[1]. Ông là con trai cả của Cử nhân Đỗ Huy Cảnh và là cha của Hoàng giáp Đỗ Huy Liêu.

Thi đỗ, làm quan sửa

Năm Canh Tý (1840, dưới triều vua Minh Mạng, Đỗ Huy Uyển thi đỗ Cử nhân tại trường thi Nam Định[2].

Khoa Tân Sửu niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841), ông dự thi Hội, đỗ Phó bảng[3]. Theo sách các nhà khoa bảng Việt Nam và truyện Cố Đô, khi vào thi đình, bài thi của ông được 12 điểm, là bài thi cao điểm nhất, đáng đỗ Đình Nguyên, nhưng vì bài kim văn có một câu viết khiếm trang nghĩa là " Vua phải sửa mình để tạ lỗi với trời". Các quan trường bẻ lỗi và tâu lên vua, nên bị giáng xuống Phó bảng. Sau khi thi đỗ ông được bổ chức Hàn lâm viện kiểm thảo, kiêm sung Thiệu Trị Văn quy biên tập.

Năm Tự Đức thứ nhất (1848), sung ông làm Kinh diên rồi bổ đi giữ chức Tri phủ Bình Giang.

Năm Giáp Dần (1854), thăng ông chức Hưng Tuyên Đạo Giám sát ngự sử.

Năm Ất Mão (1855), đổi ông làm Đốc học Vĩnh Long.

Năm Đinh Tỵ (1857), thăng ông làm Lễ bộ Tân Hưng Lang chung, sung nhân sự kiêm giám phúc kiểm.

Năm Kỷ Mùi 1859, nhân việc soạn chiếu dụ được vua Tự Đức khen ngợi ban hàm Thái thường thiếu khanh, Biện lý bộ Hộ sự vụ (nên được người đời gọi là Biện lý La Ngạn).

Về nghỉ và mất sửa

Năm Canh Thân (1860), ông bị ốm (đau mắt) nên cáo quan về nghỉ. Về quê, ông chuyên tâm cho việc viết sách và làm nghề dạy học.[3], học trò theo học rất đông và có nhiều người đỗ đạt cao như con trai cả của ông là Đỗ Huy Liêu, đỗ Đình nguyên, Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân, Ông Nguyễn Văn Tính ở Cựu Hào, Vụ Bản đỗ Tiến sỹ...

Năm Nhâm Ngọ (1882), Đỗ Huy Uyển mất tại quê nhà, thọ 68 tuổi. Được tin ông mất, rất nhiều học trò đến viếng thầy, một trong những câu đối viếng của một quan nghè đã nói nên sự uyên bác về học vấn và sự tiếc nuối của ông khi bị mất danh hiệu Đình nguyên tại kỳ thi hội: " Phẫn uất tận bình khôi giáp tử, Văn chương tuyệt diệu lạc tinh rơi". Hiện ở thành phố Nam Định có phố mang tên Đỗ Huy Uyển và Ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, có con đường mang tên Đỗ Huy Uyển.

Tác phẩm sửa

Ông là tác giả các sách:

  • Khải đồng thuyết ước
  • Tự học cầu tinh
  • Gia lễ tồn chân
  • La Ngạn thi văn tập[4]

Chú thích sửa

  1. ^ Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 192), thì ông sinh năm Bính Tý (1816).
  2. ^ Theo Quốc triều hương khoa lục của Cao Xuân Dục, do Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Thị Lâm dịch, Cao Tự Thanh hiệu đính và giới thiệu, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh 1993, trang 204.
  3. ^ a b Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 192.
  4. ^ Ghi theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 192-193). Có người chép rằng ông đã soạn các sách (tuy nhiên không ghi rõ nguồn): Khái đồng thuyết ước, La Ngạn biện lý xã (Soạn chung với Đỗ Huy Liêu), La Ngạn thi văn tập, Nam Định chúc hỗ ca cách, Tân Giang từ tập, Tân Giang văn tập, Tự học cầu tinh ca, Tập thơ Nôm viết về Mẫu Liễu Hạnh, Văn Công gia lễ tồn chân, Bảo xích tiện ngâm và nhiều văn từ lẻ...

Tham khảo sửa

  • Nguyễn Q. Thắng & Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bảnKhoa học xã hội, Hà Nội, 1992.
  • Ngô Đức Thọ, Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1993.
  • Cao Xuân Dục, Quốc triều hương khoa lục. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

Liên kết ngoài sửa