Acanthosaura murphyi

Một loài kỳ nhông đặc hữu của Việt Nam

Acanthosaura murphyi (tiếng Việt: Nhông xanh cao nguyên hay Nhông Murphy)[1][2] là một loài bò sát cỡ lớn thuộc họ Nhông đặc hữuViệt Nam. Loài nhông này được đặt theo tên Tiến sĩ Robert W. Murphy của Bảo tàng Hoàng gia OntarioĐại học Toronto, Canada.[2]

Acanthosaura murphyi
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
Bộ: Squamata
Phân bộ: Iguania
Họ: Agamidae
Chi: Acanthosaura
Loài:
A. murphyi
Danh pháp hai phần
Acanthosaura murphyi
Nguyễn Thành Luân, Do, Hoang, Nguyen, McCormack, Nguyễn Quảng Trường, Nikolai Loutseranovitch Orlov, Nguyen Vu Dang Hoang, & Nguyen Sang Ngoc, 2018

Phát hiện này là kết quả của sự hợp tác giữa Tổ chức Indo-Myanmar Conservation, Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, trường Đại học Phú Yên và Viện Động vật học thuộc Học Viện khoa học Nga.[2]

Sinh thái học

sửa

Loài này sống trong các khu rừng thường xanh ở độ cao từ 800 đến 2.200m đôi khi gặp ở độ cao thấp hay các khu rừng phục hồi vào đầu mùa mưa. Thức ăn chủ yếu là côn trùng. Loài này đẻ trứng dưới đất và phủ bằng các lớp thảm thực vật mục, giới tính con non hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.[1]

Đặc điểm

sửa

Nó là một loài thằn lằn có màu ô liu, màu nâu đến xám đen với chiều dài cơ thể tính theo mút mõm đến lỗ huyệt là 10-13cm và chiều dài đuôi 16-20cm, nặng tới 100g.[1]

Phần đầu hình tam giác ở góc nhìn lưng và bên dài 34.8mm, rộng 20.8mm. Mõm rất ngắn, nghiêng về phía trước.[1]

Giống như các loài thằn lằn Agama khác, chúng có thể thay đổi màu sắc tùy theo tâm trạng hoặc nhu cầu.

Các cá thể của loài này ban đầu được cho là cá thể của rồng sừng núi (Acanthosaura capra).

Phân bố

sửa

Loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam và mới được phát hiện năm 2018[3] ở khu vực rừng phục hồi, rừng ven suối, ven biển Phú Yên, Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà Khánh Hòa, Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng.[1]

Tham khảo

sửa

hể loại:Động vật bò sát Việt Nam

  1. ^ a b c d e Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường (2020). “Nhông xanh Việt Nam”. Sinh vật rừng Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2024.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c Nguyễn Thành Luân (12 tháng 12 năm 2018). “Một loài nhông mới được mô tả ở miền trung Việt Nam”. Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Nguyen, Luan Thanh; Do, Dang Trong (2018). “A New Species of the Genus Acanthosaura Gray, 1831 (Reptilia: Agamidae) from Central Vietnam”. Russian Journal of Herpetology. 25 (4): 259–274. ISSN 2713-1467. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2024.