Amarsipus carlsbergi

loài cá
(Đổi hướng từ Amarsipidae)

Amarsipus carlsbergi hay cá kính không túi (tiếng Anh: bagless glassfish) hoặc amarsipa[5] là một loài cá biển, duy nhất trong chi Amarsipus và họ Amarsipidae.[6][7]

Amarsipus carlsbergi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Pelagiaria
Bộ (ordo)Scombriformes
Họ (familia)Amarsipidae
Haedrich, 1969[1][2][3]
Chi (genus)Amarsipus
Haedrich, 1969[1][4]
Loài (species)A. carlsbergi
Danh pháp hai phần
Amarsipus carlsbergi
Haedrich, 1969[1][4]

Trong tiếng Nhật họ này được gọi là ibodai ka (イボダイ科).[8]

Từ nguyên sửa

Amarsipus bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, với tiền tố α- (a-) nghĩa là không và μάρσιπος (mársipos) nghĩa là túi, bọng.[7] Ở đây có lẽ để nói việc loài cá này không có túi họng.[7]

Phân bố sửa

A. carlsbergi được tìm thấy trong các vùng biển ven bờ nhiệt đới tại Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương, trong khoảng từ 14 độ vĩ bắc tới 20 độ vĩ nam và 49 độ kinh đông tới 142 độ kinh tây. Nó sống ở độ sâu 30–130 mét (98–427 ft).[7]

Đặc điểm sửa

Thân trong mờ, không màu. Gốc vây giữa gần như trong suốt. Vây bụng ở cổ. Không túi hầu.[7][9] Vây lưng với phần trước có 10-12 tia gai ngắn và 22-27 tia mềm dài hơn ở phần sau. Vây hậu môn 0-1 gai; tia mềm 27-32. Tia vây ngực 17-19. Đốt sống 45-47. Chỉ được biết đến từ cá bột và cá non, mẫu vật lớn nhất có chiều dài tiêu chuẩn (SL) 21,2 cm.[7]

Họ hàng sửa

Phân tích phát sinh chủng loài phân tử đặt loài này trong bộ Scombriformes; tuy nhiên mối quan hệ họ hàng với các dòng dõi Pelagiaria khác chưa được dung giải và vì thế đến nay người ta vẫn chưa rõ họ hàng gần nhất của Amarsipidae (có quan hệ họ hàng gần nhất với Tetragonuridae hoặc Scombridae trong các phân tích khác nhau).[9]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Haedrich R. L., 1969. New family of aberrant stromateoid fishes from the equatorial Indo-Pacific. Dana Reports 76: 1-14, ISBN 9789004073975.
  2. ^ Ryu Doiuchi & Tetsuji Nakabo (2006). “Molecular phylogeny of the stromateoid fishes (Teleostei: Perciformes) inferred from mitochondrial DNA sequences and compared with morphology-based hypotheses”. Mol. Phylogenet. Evol. 39 (1): 111–123. doi:10.1016/j.ympev.2005.10.007. PMID 16314116.
  3. ^ Nicolas Bailly (2021). Nicolas Bailly (biên tập). Amarsipidae Haedrich, 1969”. World Database of Marine Pisces. World Register of Marine Species. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ a b Nicolas Bailly (2008). Nicolas Bailly (biên tập). Amarsipus carlsbergi Haedrich, 1969”. World Database of Marine Pisces. World Register of Marine Species. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  5. ^ Palomares M. L. D., N. Bailly, R. Froese & D. Pauly. A preliminary list of English common names for as yet unnamed fish families. tr. 38-48, xem trang 42. Trong M. L. D. Palomares, K. I. Stergiou & D. Pauly (biên tập), 2006. Fishes in databases and ecosystems. Fisheries Centre Research Reports 14(4). Fisheries Centre, Đại học British Columbia. doi:10.14288/1.0074760.
  6. ^ Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2021). "Amarsipidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2021.
  7. ^ a b c d e f Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Amarsipus carlsbergi trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2021.
  8. ^ Okamoto M., K. Hoshino & T. Jintoku, 2011. First record of Amarsipus carlsbergi (Perciformes: Stromateoidei: Amarsipidae) from Japan and a northernmost range extension. Biogeography 13: 25-29.
  9. ^ a b Campbell, Matthew A.; Sado, Tetsuya; Shinzato, Chuya; Koyanagi, Ryo; Okamoto, Makoto; Miya, Masaki (2018). “Multilocus phylogenetic analysis of the first molecular data from the rare and monotypic Amarsipidae places the family within the Pelagia and highlights limitations of existing data sets in resolving pelagian interrelationships”. Mol. Phylogenet. Evol. 124: 172–180. doi:10.1016/j.ympev.2018.03.008. ISSN 1055-7903. PMID 29526805.