An Thuyên

thiếu tướng, nhạc sĩ Việt Nam

An Thuyên tên đầy đủ là Nguyễn An Thuyên (sinh ngày 15 tháng 8 năm 1949 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An; mất ngày 3 tháng 7 năm 2015 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội) là một nhạc sĩ, nhạc công, thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội; Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VII.[1][2][3][4] An Thuyên là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên được phong hàm cấp Tướng, ông là Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.[5][6][7][8]

An Thuyên
Nhạc sĩ An Thuyên
Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
Nhiệm kỳ1993 – 2009
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn An Thuyên
Ngày sinh
(1949-08-15)15 tháng 8, 1949
Nơi sinh
Quỳnh Lưu, Nghệ An
Mất
Ngày mất
3 tháng 7, 2015(2015-07-03) (65 tuổi)
Nơi mất
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Nguyên nhân
Nhồi máu cơ tim
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhạc sĩ, nhạc công
Gia đình
Con cái
Nguyễn Bông Mai
Nguyễn An Hiếu
Đào tạoTrường Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Sự nghiệp âm nhạc
Năm hoạt động1971-2015
Dòng nhạcNhạc đỏ, nhạc quê hương
Nhạc cụPiano
Ca khúcNeo đậu bến quê, Ca dao em và tôi, Thơ tình của núi, Em chọn lối này
Sự nghiệp quân sự
Quân chủngQuân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậc
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2007
Văn học - Nghệ thuật

Ông mất ngày 3 tháng 7 năm 2015 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì chứng nhồi máu cơ tim cấp.[9]

Sự nghiệp

sửa

Sau khi tốt nghiệp trường Văn hóa nghệ thuật Nghệ An, năm 1967, ông về công tác ở Ty Văn hoá Nghệ An[1][10]

Năm 1975, ông nhập ngũ.[1]

Năm 1977, An Thuyên về công tác ở Đoàn Văn công Quân khu 4.[1]

Từ năm 1981 đến năm 1988, ông học tại Nhạc viện Hà Nội.[1]

Sau khi tốt nghiệp, ông về Phòng Văn nghệ Quân đội.[1]

Tháng 8 năm 1992, ông về công tác tại Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội.[1] Năm 1993, ông trở thành Hiệu trưởng của trường.[11]

Năm 2007, ông được phong hàm Thiếu tướng.

Năm 2009, ông nghỉ chờ hưu.[6][11][12]

Tác phẩm

sửa

Ông là một trong số các nhạc sĩ đã khai thác, vận dụng và phát triển vốn âm nhạc của dân ca Nghệ Tĩnh một cách tài tình, có hiệu quả [cần dẫn nguồn] cùng với các tên tuổi khác mà ông đã từng học tập như Nguyễn Văn Tý, Trần Hoàn, Nguyễn Tài Tuệ, Tân Huyền, Đỗ Nhuận, Đinh Quang Hợp, Văn Dung, Huy Thục, Doãn Nho, Nguyên Nhung, Nguyễn Trọng Tạo, Dân Huyền, Đôn Truyền, Hồ Bắc, Nguyễn Đình Bảng, Phó Đức Phương, Nguyễn Cường, Xuân Giao, Trương Ngọc Ninh, Lê Việt Hòa, Ánh Dương, Thái Quý, Huy Cường, Đỗ Dũng, Hồ Hữu Thới, Lê Hàm, Hoàng Thành, Thanh Tùng, Văn Thế, Vi Phong, Thanh Lưu, Ngọc Thịnh, Mai Cường, Tân Khai, Võ Văn Di, Phan Thanh Chương...[13]

Ca khúc

sửa

An Thuyên đã được người yêu âm nhạc biết đến từ tác phẩm Em chọn lối này, viết khoảng năm 1971. Ông sáng tác ca khúc khá đều đặn, hầu hết đều mang âm hưởng dân ca ngọt ngào sâu lắng, nhiều tác phẩm có chất lượng và đã có sức lan toả rộng lớn.[cần dẫn nguồn] Những giọng hát nào phù hợp với dòng nhạc của ông có thể kể đến Lệ Thanh, Thu Hiền, Quang Linh, Lê Anh Dũng, Anh Thơ, Hà Linh, Bùi Lê Mận... Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Em chọn lối này (1971)
  • Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác (1974)
  • Hành quân lên Tây Bắc
  • Thơ tình của núi
  • Chín bậc tình yêu
  • Huế thương (1992)
  • Neo đậu bến quê (1993)
  • Mẹ Việt Nam anh hùng (1995)
  • Ca dao em và tôi
  • Chiều sông Thương (thơ Hữu Thỉnh)
  • Du xuân
  • Dương cầm thu không em
  • Tiếng đàn
  • Hát vang lý tưởng tuổi trẻ Việt Nam (2012)
  • Tình làng quê
  • Ở rừng nhớ anh
  • Pác Bó hát mãi tên Người
  • Khúc hát ru của người mẹ lính
  • Về miền Trung
  • Hà Tĩnh mình thương (1996)
  • Chiều Cần Thơ (thơ Nguyễn Thế Kỷ)
  • Tiếng đàn Balalaika trên sông Đà (thơ Quang Huy)

Tác phẩm khác

sửa

An Thuyên còn viết một số kịch hát đã được dàn dựng ở nhiều Đoàn Văn công như Trương Chi, Đôi đũa kim giao, Biển tình cay đắng, Đất nước đứng lên (kịch bản dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Nguyên Ngọc). Ngoài ra, ông còn sáng tác cho khí nhạc, đáng chú ý có Concerto cho sáo và dàn nhạc giao hưởng.[cần dẫn nguồn] Ông còn viết nhạc cho phim và viết phần âm nhạc cho khoảng 60 vở kịch nói, tuồng, chèo...[cần dẫn nguồn]

Đón nhận

sửa

Với sự thể hiện của nhiều ca sĩ như Trọng Tấn qua ca khúc Thơ tình của núi, Bùi Lê Mận với Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, các bài hát được đông đảo quần chúng đón nhận và để lại nhiều cảm xúc cho người nghe.

Một số ca khúc được thể hiện trong các chương trình đặc biệt như trong chương trình Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác của VTC vào năm 2017, Neo đậu bến quê trong Hoa xuân ca 2024 của VTV.[14][15] Và xuất hiện trong các album của nhiều ca sĩ.

Giải thưởng

sửa
  • Giải Nhất cuộc thi ca khúc toàn quốc năm 1985: Tiếng đàn balalaica trên sông Đà (phỏng thơ Quang Huy).
  • Giải thưởng chính thức của Bộ Quốc phòng: Hành quân lên Tây Bắc (1984), Thơ tình của núi (1994).
  • Giải Nhất của Bộ Văn hoá - Thông tinHội Nhạc sĩ Việt Nam: Khi xe tăng qua miền Quan họ (1985), Mẹ Việt Nam anh hùng (1995).
  • Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Chín bậc tình yêu (1992).[16]
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007.[17]

Khen thưởng

sửa
  • Chiến sĩ thi đua
  • Chiến sĩ quyết thắng (12 năm liền) [cần dẫn nguồn]
  • Huân chương lao động hạng III.[18]
  • Huân chương chiến công hạng I.

Quan điểm sáng tác

sửa

"Tôi đã được lớn lên trong dòng sữa âm nhạc dân gian. Nhưng điều đấy không có nghĩa là chất liệu đó sẽ vào trong sáng tác của mình. Điều cốt lõi là người nhạc sĩ phải biết nâng niu, gọt giũa, kết hợp cái thuần tuý thắm đượm của âm nhạc dân gian, cái tri thức âm nhạc dân gian với tri thức âm nhạc bác học hiện đại. Có như vậy mới tạo ra được những tác phẩm tân thời hiện đại mà đậm đà chất liệu dân ca."[cần dẫn nguồn]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g “An Thuyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ “Nhạc sĩ An Thuyên đột ngột qua đời”.
  3. ^ “Nhạc sĩ An Thuyên: Giữa nhiều bờ đa cảm”.
  4. ^ “Nhạc sĩ An Thuyên: Tôi chưa làm được gì nhiều cho âm nhạc”.
  5. ^ “Nhạc sĩ - Thiếu tướng An Thuyên: "Đến với người lính, sẽ có tác phẩm hay".
  6. ^ a b “Những người tiếp bước hát mãi khúc quân hành”.
  7. ^ “Nhạc sĩ là vị tướng”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  8. ^ “An Thuyên - nhạc sĩ đầu tiên được phong hàm cấp tướng”. Tuổi trẻ Online. 6 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ “Nhạc sĩ An Thuyên bất ngờ qua đời vì nhồi máu cơ tim”. Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập 18 tháng 10 năm 2015.
  10. ^ dbndna (7 tháng 6 năm 2022). “Nhạc sỹ An Thuyên - Người neo giữ hồn quê xứ Nghệ”. Đại biểu nhân dân Nghệ An. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  11. ^ a b Cố Nhạc sĩ An Thuyên – Người nghệ sĩ của quê hương - Người thầy của nhiều thế hệ ca sĩ Việt nam. | Cố nhạc sĩ An Thuyên được đánh giá một trong những nhạc sĩ hàng đầu của dòng nhạc mang âm hưởng dân gian Việt Nam. Sự sâu nặng ân tình với quê hương... | By Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân độiFacebook, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024
  12. ^ www.vnq.edu.vn http://www.vnq.edu.vn/lich-su-thanh-lap---phat-trien. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  13. ^ “NHẠC SĨ AN THUYÊN:THỰC CHẤT CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA VÍ, GIẶM ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN CÁI TRỤC 3 NỐT NHẠC MI - LA - ĐÔ, Phan Thắng thực hiện cuộc phỏng vấn An Thuyên, Tạp chí Văn hóa Nghệ An”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2014.
  14. ^ “Toàn cảnh chương trình nghệ thuật "Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác". VOV.VN. 10 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  15. ^ daidoanket.vn (9 tháng 2 năm 2024). “Dấu ấn 'Hoa xuân ca' 2024”. daidoanket.vn. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ “Con trai nhạc sĩ An Thuyên chuyển 9 ca khúc của bố thành video hoạt hình”. Báo điện tử VOV. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023.
  17. ^ “Ca dao em và tôi”. Hội Nhạc Sĩ Việt Nam (bằng tiếng vn). 5 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  18. ^ NLD.COM.VN. “1 tập thể và 13 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.

Xem thêm

sửa