Lê Hàm

nhạc sĩ Viêt Nam

Lê Hàm (1 tháng 8 năm 1934 - 18 tháng 9 năm 2024) quê tại Diễn Châu, Nghệ An là một nhạc sĩ Việt Nam với thể loại nhạc đỏ, dân ca, . Ông được biết tới qua một số ca khúc như "Vinh, thành phố bình minh", "Người mẹ làng Sen", "Gái sông La"...

Nhạc sĩ
Lê Hàm
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1938-08-01)1 tháng 8, 1938
Nơi sinh
Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An
Mất
Ngày mất
19 tháng 9, 2024(2024-09-19) (86 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Vinh, Nghệ An
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất (chống Mỹ)
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Ba (chống Pháp)
Sự nghiệp âm nhạc
Nghệ danhLa Kỳ An
Lam Hà
Đào tạoTrường Âm nhạc Việt Nam
Dòng nhạc
Tác phẩm
  • Gái sông La
  • Người mẹ Làng Sen
  • Việt Nam trong trái tim tôi
Giải thưởngDanh sách
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2022
Văn học Nghệ thuật

Ông đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến, Giải thường Nhà nước cho những đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà.[1][2]

Tiểu sử

sửa

Lê Hàm có bút danh La Kỳ An và Lam Hà, quê ở xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Năm 10, 12 tuổi, Lê Hàm mới được học nhạc bài bản, với năng khiếu nổi trội là sáo, ông quyết tâm theo đuổi âm nhạc và trở thành văn công của Sư đoàn 320. Trong thời gian này, ông đã có những sáng tác đầu tay của mình khi đang là học sinh của Trường Thiếu sinh quân Liên khu 4.[3]

Năm 1954, ông chuyển về Phòng Văn hóa Liên khu IV.

Năm 1955 - 1961 (17-23 tuổi), ông theo học tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Sau khi ra trường, ông được cử vào giới tuyến Vĩnh Linh phục vụ cho quân đội ở bờ Bắc sông Bến Hải.

Năm 1964, Lê Hàm được điều ra làm giáo viên giảng dạy ở Trường Nhạc họa Trung ương, nhưng liền sau đó, ông nhận lời mời của tỉnh Hà Tĩnh về làm Trưởng Ty Văn hóa Hà Tĩnh với nhiệm vụ là chỉ huy dàn nhạc của Đoàn Văn công nhân dân Hà Tĩnh. Thời gian này, ông dành nhiều thời gian cho công việc nghiên cứu, sưu tầm các loại hình dân ca.[4][5] Cũng trong năm 1964, ông kết hôn với vợ Minh Khiêm.

Từ 1970 đến 1977, ông lần lượt giữ các chức vụ trưởng đoàn Ca múa Hà Tĩnh, giám đốc Nhà văn hóa lao động tỉnh Nghệ An, phó chủ tịch thường trực Hội Văn nghệ Nghệ An. Ông nghỉ hưu vào năm 1977.[5][6]

Năm 2022, nhạc sĩ Lê Hàm được trao Giải thường Nhà nước về Văn học, nghệ thuật cho chùm tác phẩm âm nhạc: Người mẹ Làng Sen, Gái sông La, Việt Nam trong trái tim ta.[7]

Ông qua đời vào tối 18 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Vinh, Nghệ An.[8]

Tác phẩm

sửa

Ông đã sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu hơn 140 tác phẩm âm nhạc với nhiều thể loại khác nhau, dưới đây là một số tác phẩm của ông:[9][10]

  • Đến đây em nỏ muốn về
  • Gái sông La
  • Hà Tĩnh quê hương ta
  • Hát mừng Đảng ta
  • Hò bơi thuyền
  • Khúc hoài niệm
  • Nghệ An non nước hữu tình
  • Người mẹ làng Sen
  • Tiếng trống đêm trăng
  • Trẩy hội Làng Sen
  • Tình người Nam Đàn
  • Từ thành phố đỏ chúng tôi lên đường
  • Vinh - thành phố bình minh
  • Thành Vinh yêu thương
  • Từ thành Vinh em hát
  • Thành phố bên sông Lam
  • Yêu lắm một miền quê
  • Yêu sao cô giáo vùng cao
  • Việt Nam trong trái tim ta

Đón nhận

sửa

Một số tác phẩm của ông thường xuất thể hiện trong các sự kiện của tỉnh Nghệ An, các chương trình của Đài PT-TH Nghệ An đặc biệt là bài hát Vinh, thành phố bình minhNgười mẹ làng Sen. Ngoài ra, bài hát Người mẹ làng Sen còn xuất hiện trong chương trình "Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác" của đài VTC.[11]

Giải thưởng

sửa
  • Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1999
  • Giải thưởng về công trình nghiên cứu dân ca Nghệ Tĩnh của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 1965
  • Giải thưởng Hồ Xuân Hương năm 1997
  • Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Nguyễn Du

Khen thưởng

sửa

Vinh danh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hoa, Đào Thị Thúy (2 tháng 10 năm 2023). “Nhạc sĩ Lê Hàm, người lan tỏa hồn cốt thành Vinh đi khắp mọi miền”. Tạp chí Sông Lam. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ baochinhphu.vn (19 tháng 5 năm 2023). “Trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật”. baochinhphu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ Nguyên, Hoàng Phúc (3 tháng 3 năm 2023). “Cuốn sách gói trọn sự nghiệp sáng tác của nhạc sỹ Lê Hàm”. Tạp chí Sông Lam. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ tử, Báo Nghệ An điện (29 tháng 9 năm 2023). “Chuyện về nhạc sĩ của 'Vinh, thành phố bình minh'. Báo Nghệ An điện tử. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ a b “Nhạc sĩ Lê Hàm người có nhiều đóng góp cho văn nghệ Hà Tĩnh”. vanhocnghethuathatinh.org.vn. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ “Nhạc sĩ Lê Hàm chia sẻ về bài hát Vinh - thành phố Bình minh. Khoa học xã hội và nhân văn Nghệ An. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ “87 tác giả, đồng tác giả được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022”. TTXVN. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ ĐẬU DUNG (19 tháng 9 năm 2024). “Nhạc sĩ Lê Hàm, tác giả nhạc phẩm Gái sông La, qua đời”. tuoitre.vn. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ Đêm nhạc Lê Hàm - Ân tình từ câu Ví, Giặm, truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2024
  10. ^ “Bài ca đi cùng năm tháng”. bcdcnt.net (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ News, V. T. C. (11 tháng 6 năm 2017). “Những hình ảnh chân thực, gợi nhớ trong 'Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác'. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
  12. ^ “Nhạc sĩ Lê Hàm, người lan tỏa hồn cốt thành Vinh đi khắp mọi miền”. Tạp chí Sông Lam. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.

Xem thêm

sửa