Trần Hoàn (nhạc sĩ)
Trần Hoàn (27 tháng 12 năm 1928 – 23 tháng 11 năm 2003), tên thật là Nguyễn Tăng Hích, còn có bút danh Hồ Thuận An, là một chính khách và nhạc sĩ người Việt Nam, với phần lớn các ca khúc thuộc dòng nhạc đỏ.
Trần Hoàn | |
---|---|
Chức vụ | |
Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 2000 – 23 tháng 11 năm 2003 |
Phó Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | tháng 7 năm 1996 – 2000 |
Nhiệm kỳ | 31 tháng 3 năm 1990 – 6 tháng 11 năm 1996 6 năm, 220 ngày |
Tiền nhiệm | đầu tiên Trần Văn Phác (Bộ Văn hóa) |
Kế nhiệm | Nguyễn Khoa Điềm |
Bộ trưởng Bộ Thông tin | |
Nhiệm kỳ | 16 tháng 2 năm 1987 – 31 tháng 3 năm 1990 |
Tiền nhiệm | đầu tiên |
Kế nhiệm | không có (sáp nhập) |
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội | |
Nhiệm kỳ | tháng 10 năm 1986 – tháng 2 năm 1987 |
Bí thư | Nguyễn Thanh Bình |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 27 tháng 12 năm 1928 Quảng Trị, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Mất | 23 tháng 11 năm 2003 (74 tuổi) Hà Nội, Việt Nam |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Thể loại | Nhạc tiền chiến Nhạc đỏ |
Bài hát tiêu biểu | "Sơn nữ ca" "Lời người ra đi" "Lời ru trên nương" "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh" "Một mùa xuân nho nhỏ" "Thăm bến Nhà Rồng" |
Bắt đầu sáng tác từ sớm, Trần Hoàn đã nổi tiếng với hai nhạc phẩm "Sơn nữ ca" và "Lời người ra đi" trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Những năm tiếp theo, Trần Hoàn tiếp tục sáng tác các ca khúc thuộc dòng nhạc đỏ Việt Nam, mang âm hưởng dân ca trữ tình mà điển hình như "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh", "Thăm bến Nhà Rồng", "Lời Bác dặn trước lúc đi xa".
Ngoài ra, trong vai trò chính khách, Trần Hoàn tham gia hoạt động trong chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Việt Nam thống nhất sau 1975, với các chức vụ cao nhất là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, Phó Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Những năm đầu sự nghiệp
sửaÔng tên thật là Nguyễn Tăng Hích, còn bút danh là Hồ Thuận An, sinh năm 1928, quê ở xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, Quảng Trị.[1] Bố của ông là người rất yêu thích âm nhạc và sành sỏi về ca Huế, hát bội, nhạc Tây.[2] Năm 1941, Nguyễn Tăng Hích theo học tại Lycée Khải Định, nay là trường Quốc học Huế.[3] Trong thời gian ở Huế, Trần Hoàn đã tập chơi đàn mandolin, guitar Tây Ban Nha và Hawaiene, được học nhạc và tham gia vào dàn nhạc nhà trường.[4]
Vào năm 17 tuổi, Trần Hoàn tham gia cách mạng, sáng tác bài hát đầu tay là "Học sinh vui tươi",[5] và giành được một giải thưởng âm nhạc ở Huế. Trong thời gian chiến tranh Đông Dương, Trần Hoàn công tác ở Đoàn Tuyên truyền Liên khu III và IV. Năm 1946, ông sáng tác ca khúc "Hồn nước" và được gửi đến Hồ Chí Minh khi đang dự Hội nghị Fontainebleau.[6] Vào năm 1948, khi ông 20 tuổi, Trần Hoàn được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam khi đang ở chiến khu Quảng Bình.[7] Cùng năm ông sáng tác ca khúc "Sơn nữ ca" và hai năm sau ông viết "Lời người ra đi", hai ca khúc đều bị cấm lưu hành tại các vùng kháng chiến của nước này vì bị cho là "lãng mạn tiểu tư sản", tuy nhiên được hai nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và Văn Cao đánh giá cao.[6]
Hoạt động và sáng tác thời kỳ 1954–1975
sửaChiến tranh Đông Dương kết thúc, Trần Hoàn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Hải Phòng.[8] Ông công tác tại Hải Phòng trong 10 năm,[9] Trong thời kỳ công tác ở Hải Phòng, Trần Hoàn sáng tác hai nhạc phẩm "Kể chuyện người cộng sản" và "Xin mời anh chị về thăm Hải Phòng".[10]
Cuối những năm 1960, trong chiến tranh Việt Nam, Trần Hoàn vào chiến trường Trị Thiên, lấy bút danh sáng tác là Hồ Thuận An, mang tên một cửa biển quê hương.[8][11] Trong thời gian này ông sáng tác những ca khúc như "Tiếng hát trên Gio Cam giải phóng", "Lời ru trên nương".[10] Bài hát "Lời ru trên nương" của Trần Hoàn được phổ nhạc từ bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971.[11]
Hoạt động và sáng tác sau 1975
sửaSau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Trần Hoàn là trưởng Ty Thông tin Văn hóa Bình Trị Thiên,[12] sau đó làm Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin, Trưởng Ban Tuyên huấn và Khoa giáo Bình Trị Thiên.[13] Vào năm 1980, khi nhà thơ Thanh Hải bị bệnh nặng, Trần Hoàn đã phổ nhạc bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ này và lấy nhan đề "một mùa xuân nho nhỏ".[14] Cả bài hát và bài thơ đều được đưa vào chương trình sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam ở môn Ngữ văn lớp 9 và Âm nhạc lớp 8 thuộc Chương trình 2006.[15][16] Năm 1983, ông được điều động tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, giữ chức Trưởng ban Tuyên huấn kiêm Trưởng Ban Văn hóa–Văn nghệ.[13][17] Từ 1986 đến 1987, Trần Hoàn là Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; sau đó ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin từ năm 1987 đến năm 1990; Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin từ năm 1990 đến năm 1996. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VI và VII, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VIII.[13]
Sau khi kết thúc Đại hội VIII năm 1996, Trần Hoàn giữ chức Phó trưởng Ban Văn hóa tư tưởng Trung ương, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.[13][10][8] Vào năm 2003, trước khi mất, Trần Hoàn giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn nghệ thuật cho việc chuẩn bị tổ chức SEA Games 22 tại Việt Nam.[18] Ông mất ngày 23 tháng 11 năm 2003 ở Hà Nội.[8][10]
Đời tư
sửaVào năm 1950, Trần Hoàn lập gia đình với bà Thanh Hồng, một cán bộ Hội Phụ nữ ở Việt Nam, đám cưới của hai người được cho là giống đám cưới ở các nhà thờ Thiên Chúa giáo.[19] Ca khúc "Lời người ra đi" được Trần Hoàn sáng tác nhằm dành tặng người vợ của mình khi phải chuyển công tác.[20][21] Vợ chồng ông xa cách nhau trong nhiều năm, mãi đến năm 1976 mới sum họp.[22]
Trần Hoàn có một cháu họ là ca sĩ Tăng Duy Tân.[23]
Tác phẩm tiêu biểu
sửa
|
|
Tham khảo
sửa- ^ "Nhạc sĩ Trần Hoàn đã ra đi!". Báo Người Lao Động. ngày 23 tháng 11 năm 2003. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ Hà Phong (ngày 7 tháng 1 năm 2024). ""Sơn nữ ca"- ca khúc khước từ tình yêu". Báo Hànộimới. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ Trần Phương Trà (ngày 23 tháng 11 năm 2013). "Những tư liệu quý về nhạc sỹ Trần Hoàn". Báo Dân Trí. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ Nguyễn Thụy Kha (ngày 23 tháng 11 năm 2018). "TRẦN HOÀN: Dâng mùa xuân cho đời". Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ Nguyệt Tú (ngày 25 tháng 1 năm 2009). "Chuyện tình của Bộ trưởng, nhạc sĩ Trần Hoàn". Báo Tiền Phong. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
- ^ a b Nguyễn Thế Khoa (ngày 7 tháng 4 năm 2019). "Nhớ Trần Hoàn - vị "Bộ trưởng hát rong"". Báo Đại Biểu Nhân Dân. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2025.
- ^ Phạm Xuân Dũng (ngày 4 tháng 5 năm 2023). "Nhạc sĩ Trần Hoàn và những ca khúc cách mạng nổi tiếng". Báo Đắk Lắk. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2025.
- ^ a b c d Thu Hà (ngày 24 tháng 11 năm 2003). "Vĩnh biệt nhạc sĩ Trần Hoàn". Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ Nguyễn Trọng Tạo (ngày 16 tháng 2 năm 2014). "Nhớ nhạc sĩ Trần Hoàn". Tạp chí Cửa Việt. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ a b c d V.H (ngày 24 tháng 11 năm 2003). "Nhạc sĩ Trần Hoàn qua đời". VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ a b Dương Trang Hương (ngày 17 tháng 3 năm 2020). "Nhạc sĩ Trần Hoàn với 2 người bạn thơ xứ Huế nổi tiếng". Báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ Nguyễn Trương Đàn (ngày 4 tháng 2 năm 2009). "Nhạc sĩ Trần Hoàn người nghệ sĩ trong lòng nhân dân". Tạp chí Sông Hương. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ a b c d "Trần Hoàn". Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ Dân Huyền (ngày 31 tháng 1 năm 2017). "Chuyện chưa kể về "Một mùa xuân nho nhỏ" của nhạc sĩ Trần Hoàn". Báo điện tử VOV. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ Sách Giáo khoa Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 9–10
- ^ Sách Giáo khoa Ngữ văn 9 – Tập 2, Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 56–57
- ^ "Trần Hoàn (1928-2003)". Cổng thông tin điện tử Thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ Ngọc Ngà (ngày 13 tháng 11 năm 2013). "Hải Phòng sẽ có đường phố mang tên nhạc sĩ Trần Hoàn". Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2025.
- ^ Hà Tùng Long (ngày 16 tháng 8 năm 2010). "Mối tình cảm động của cố nhạc sỹ Trần Hoàn: Bài 1: Cuộc gặp đầy duyên nợ". Báo Pháp luật TPHCM. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ Hạ Nguyên (ngày 18 tháng 3 năm 2022). "Về bài hát "Lời người ra đi" của nhạc sĩ Trần Hoàn". Báo Thừa Thiên Huế (nay là báo Huế Ngày Nay). Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2025.
- ^ Hà Đình Nguyên (ngày 19 tháng 2 năm 2012). "Những bóng hồng trong thơ nhạc - Kỳ 4: Lời người ra đi". Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2025.
- ^ Nguyễn Đình San (ngày 26 tháng 5 năm 2017). "Chuyện trăm năm của nhạc sĩ Trần Hoàn". Báo Công An Nhân Dân. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
- ^ Thùy Trang (ngày 24 tháng 2 năm 2024). "Tác giả hit triệu view "Cắt đôi nỗi sầu" là cháu của cựu Bộ trưởng, gia thế gây chú ý". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
Liên kết ngoài
sửa- Tiểu sử và nhạc phẩm trên trang Hội Nhạc sĩ Việt Nam Lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2007 tại Wayback Machine