Bùi Văn Thủ (1907–1942), bí danh Jacque (Giắc-cơ), là một nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn.

Bùi Văn Thủ
Chức vụ
Nhiệm kỳĐầu 1936 – Cuối 1936
Tiền nhiệmTrương Văn Nhâm
Kế nhiệmNguyễn Văn Nghi
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Sinh1907
Bà Điểm, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Mất1942
Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu
Dân tộcViệt
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Pháp
Đảng Cộng sản Đông Dương
Họ hàngBùi Văn Ngữ
Trường lớpTrường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông

Cuộc đời sửa

Bùi Văn Thủ sinh năm 1907 ở ấp Tiền Lân[1][2], Bà Điểm (từng thuộc xã Tân Thới Nhất), quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định,[3][4] có họ hàng đằng ngoại với Tổng lãnh binh Phan Công Hớn.[5] Ban đầu, ông học ở trường tỉnh (ở Bà Điểm), rồi lên Sài Gòn học trung học, đến khi tốt nghiệp thì sang Pháp du học.[3]

Trong thời gian ở Pháp, ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tích cực tham gia phong trào đấu tranh ở đây. Năm 1929, được Đảng Cộng sản Pháp giới thiệu, ông sang Liên Xô, học tại Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông, cùng khóa với Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh, Dương Bạch Mai, Nguyễn Thế Thạch,... Sau khi tốt nghiệp và trở thành một nhà lý luận Marxist tiềm năng, ông trở lại Pháp một thời gian.[3]

Năm 1935, ngay khi mới về nước, ông được bổ sung vào Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương.[3] Được vài tháng thì Xứ ủy bị vỡ, ông hoạt động trong Thành ủy Sài Gòn. Cuối năm 1936, ông được chỉ định làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn một thời gian ngắn thay Trương Văn Nhâm về Trà Vinh.[6] Đầu năm 1937, Xứ ủy bầu Nguyễn Văn Nghi làm Bí thư Thành ủy, ông tiếp tục hoạt động với vai trò Xứ ủy viên kiêm Thành ủy viên. Năm 1938, dưới sự chỉ đạo của các Tổng bí thư Hà Huy TậpNguyễn Văn Cừ, báo Dân Chúng, tờ báo đầu tiên của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.[7][8] Ông tham gia Ban biên tập cùng Lê Văn Kiệt, Dương Trí Phú, Trần Văn Kiết, Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Văn Thanh, Hoàng Hoa Cương (Hoàng Văn Cương), Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Văn Trấn,...[9][10] Bằng ngòi bút của mình, ông đã thành công trong việc truyền bá lý luận, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương tới quần chúng nhân dân, áp đảo hoàn toàn nhóm Trotskyist.[3]

Năm 1939, báo Dân Chúng bị đóng cửa, Ban biên tập bị chính quyền thực dân truy nã gắt gao[11], ông lui về hoạt động bí mật ở Gia Định và Thủ Dầu Một.[3] Năm 1940, sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, ông bị thực dân Pháp bắt ở Thủ Dầu Một.[12][13][14] Năm 1941, ông bị đày ra Côn Đảo cùng với em trai Bùi Văn Ngữ. Năm 1942, ông mất trong tù sau một thời gian phải chịu nhiều tra tấn.[3]

Vinh danh sửa

Tên của ông được đặt cho một con đường và một ngôi trường cấp hai ở quê nhà xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn.[15][16]

Tham khảo sửa

  • Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2014). Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 1930 - 1975. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Chú thích sửa

  1. ^ Hồ Việt; Mai Hương (19 tháng 5 năm 2011). “Tiếng mõ Nam Lân”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ Hoài Nam (22 tháng 1 năm 2014). “Địa chỉ đỏ Nam kỳ khởi nghĩa”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ a b c d e f g Trung Ngô (8 tháng 5 năm 2023). “Đồng chí Bùi Văn Thủ- Bí thư Thành uỷ Sài Gòn-Chợ Lớn”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  4. ^ Thu Cúc (12 tháng 6 năm 2017). “Mười tám thôn vườn trầu - Mảnh đất giàu truyền thống cách mạng”. Báo Quân khu 7 điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  5. ^ Ngô Thành Trung (14 tháng 6 năm 2023). “Đồng chí Bùi Văn Ngữ-Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh 2016, tr. 953–956
  7. ^ Nguyễn Hữu (20 tháng 6 năm 2014). "Dân chúng" - tờ báo của Trung ương Đảng xuất bản đầu tiên ở miền Nam thời Pháp thuộc”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  8. ^ Phạm Hà Tĩnh (21 tháng 6 năm 2013). “Dân chúng - tờ báo công khai của Đảng trước đây”. Tạp chí Tuyên giáo. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  9. ^ Phạm Bá (30 tháng 1 năm 2012). “Báo Dân Chúng, tờ báo của Ðảng Cộng sản Ðông Dương”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  10. ^ Phạm Bá Nhiễu (9 tháng 7 năm 2015). “Đồng chí Nguyễn Văn Cừ với tác phẩm "Tự chỉ trích" và báo Dân Chúng của Đảng”. Tạp chí Xây dựng Đảng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  11. ^ “Trụ sở Báo Dân chúng”. Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. 2 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  12. ^ “Hóc Môn ngày nay”. Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. 29 tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  13. ^ Nguyên Toàn; Kiên Giang (3 tháng 4 năm 2015). “TP.HCM 39 năm phát triển về hướng Tây Bắc: Vẫn truyền lửa cách mạng”. Báo điện tử Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  14. ^ ANHTHU (23 tháng 11 năm 2005). “Bà Điểm- vùng đất cách mạng”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  15. ^ “Ngày hội sắc màu ẩm thực 3 miền xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn”. Trang thông tin điện tử Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Hóc Môn. 23 tháng 8 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  16. ^ Quang Trung (2 tháng 2 năm 2023). “Nhiều hoạt động kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”. Tạp chí điện tử Nghề nghiệp và Cuộc sống. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.