Bạc(I) cacbonat là một hợp chất hóa học vô cơ, có thành phần chính gồm nguyên tố bạc và nhóm cacbonat, với công thức hóa học được quy định là Ag2CO3. Bạc cacbonat là hợp chất có màu vàng nhạt, nhưng các mẫu hóa chất đều có màu xám do sự có mặt của bạc nguyên tố, đóng vai trò tạp chất. Hợp chất này không hòa tan trong nước, giống như hầu hết hợp chất muối cacbonat của nhóm kim loại chuyển tiếp.

Bạc carbonat
Cấu trúc tinh thể bạc cacbonat
Mẫu bạc cacbonat
Danh pháp IUPACSilver(I) carbonate, Silver carbonate
Bạc cacbonat(IV)
Nhận dạng
Số CAS534-16-7
PubChem92796
MeSHsilver+carbonate
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
UNIIV9WU3IKN4Q
Thuộc tính
Công thức phân tửAg2CO3
Khối lượng mol275,7452 g/mol
Bề ngoàiTinh thể vàng nhạt
MùiKhông mùi
Khối lượng riêng6,077 g/cm³[1]
Điểm nóng chảy 218 °C (491 K; 424 °F)
phân hủy ở 120 ℃[1][2]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước0,031 g/L (15 ℃)
0,032 g/L (25 ℃)
0,5 g/L (100 ℃)[3]
Tích số tan, Ksp8.46·10−12[1]
Độ hòa tanKhông tan trong alcohol, amonia lỏng, các hợp chất axetataxeton[4]
MagSus-80,9·10-6 cm³/mol[1]
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Điều chế và các phản ứng sửa

Bạc(I) cacbonat có thể được điều chế bằng cách kết hợp các dung dịch nước của natri cacbonat với bạc(I) nitrat(dư).[5]

2AgNO3 (dd) + Na2CO3 (dd) → Ag2CO3 (r) + 2NaNO3 (dd)

Bạc(I) cacbonat được điều chế không màu, nhưng chất rắn nhanh chóng chuyển sang màu vàng.[6]

Bạc(I) cacbonat phản ứng với amonia để tạo ra bạc(I) fulminat có tính nổ. Với axit flohidric, sản phẩm tạo ra là bạc(I) fluoride. Sự chuyển đổi nhiệt của bạc(I) cacbonat sang kim loại bạc tiến hành thông qua việc hình thành bạc(I) oxit:[7]

Ag2CO3 → Ag2O + CO2
2Ag2O → 4Ag + O2

Sử dụng sửa

Ứng dụng chính của bạc(I) cacbonat là để sản xuất bột bạc để sử dụng trong vi điện tử. Nó được cho tác dụng với formandehit, tạo ra bạc không chứa kim loại kiềm:[6]

Ag2CO3 + CH2O → 2Ag + 2CO2 + H2

Bạc(I) cacbonat được sử dụng làm chất thử trong tổng hợp hữu cơ như phản ứng Koenigs-Knorr. Trong quá trình oxy hóa Fétizon, cacbonat bạc trên celite đóng vai trò như một chất oxy hóa để hình thành lactones từ diol. Nó cũng được sử dụng để chuyển đổi ankyl bromide thành rượu.[5] Là một hợp chất có tính base, nó được sử dụng trong phản ứng Wittig.[8]

Hợp chất khác sửa

Ag2CO3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như Ag2CO3·4NH3 là tinh thể xám.[9]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Lide, David R. biên tập (2009). CRC Handbook of Chemistry and Physics . Boca Raton, Florida: CRC Press. ISBN 978-1-4200-9084-0.
  2. ^ Anatolievich, Kiper Ruslan. “silver nitrate”. http://chemister.ru. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ Seidell, Atherton; Linke, William F. (1919). Solubilities of Inorganic and Organic Compounds (ấn bản 2). New York City: D. Van Nostrand Company. tr. 605.
  4. ^ Comey, Arthur Messinger; Hahn, Dorothy A. (tháng 2 năm 1921). A Dictionary of Chemical Solubilities: Inorganic (ấn bản 2). New York: The MacMillan Company. tr. 203.
  5. ^ a b McCloskey C. M.; Coleman, G. H. (1955). “β-d-Glucose-2,3,4,6-Tetraacetate”. Organic Syntheses.; Collective Volume, 3, tr. 434
  6. ^ a b Andreas Brumby et al. "Silver, Silver Compounds, and Silver Alloys" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-VCH, Weinheim, 2008. doi:10.1002/14356007.a24_107.pub2
  7. ^ Koga, Nobuyoshi; Shuto Yamada; Tomoyasu Kimura (2013). “Thermal Decomposition of Silver Carbonate: Phenomenology and Physicogeometrical Kinetics”. The Journal of Physical Chemistry C. 117: 326–336. doi:10.1021/jp309655s.
  8. ^ Jedinak, Lukas et al. "Use of Silver Carbonate in the Wittig Reaction." The Journal of Organic Chemistry 78.23 (2013): 12224–12228.
  9. ^ Jahresbericht über die Fortschritte auf dem gebiete der reinen Chemie, Tập 3 (Wilhelm Staedel, Ludwig Medicus; H. Laupp'schen, 1876), trang 64. Truy cập 8 tháng 3 năm 2021.