Bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XV

Nhiệm kỳ 2021 - 2026

Chiều ngày 17 tháng 11 năm 2020, trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 diễn ra vào ngày 23 tháng 5 năm 2021 với tỉ lệ 465/466 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,47% tổng số Đại biểu Quốc hội.[1][2]

Bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XV

← 2016 23 tháng 5 năm 2021 (2021-05-23) 2026 →

500 ghế tại Quốc hội
251 ghế để chiếm đa số
Số người đi bầu99,60%
  Đảng thứ nhất Đảng thứ hai
 
Lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng không có
Đảng Đảng Cộng sản Độc lập
Lãnh đạo từ 19 tháng 1 năm 2011 (2011-01-19)
Bầu cử trước 475 ghế; 95,77% 21 ghế; 4,23%
Số ghế giành được 485 14
Số ghế thay đổi Tăng10 Giảm 7
Tỉ lệ 97,19% 2,81%
Thay đổi Tăng 1,42% Giảm 1,42%

Thủ tướng trước bầu cử

Phạm Minh Chính
Đảng Cộng sản

Thủ tướng được bầu

Phạm Minh Chính
Đảng Cộng sản

Trước tình hình đại dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, nên người dân phải đeo khẩu trang, ngồi cách nhau ít nhất 2 mét, theo thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Quy định của pháp luật

sửa

Theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước[3][4]

Mỗi tỉnh thành được phân ra thành nhiều đơn vị bầu cử. Số lượng đơn vị bầu cử tuy thuộc vào dân số tỉnh thành đó. Mỗi đơn vị bầu cử thường bầu chọn ra từ 1 đến 3 Đại biểu [5]. Đại biểu được bầu sẽ chịu trách nhiệm với cử tri thuộc đơn vị bầu cử của mình. Thông thường 1 đơn vị bầu cử bao gồm một hoặc nhiều quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh đó.

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân đã quy định: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân. Như vậy, cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Luật cũng quy định: Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu và thực hiện bầu cử. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri[6].

Quyền lợi từ bầu cử

sửa

Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện-cơ quan quyền lực Nhà nước từ trung ương đến địa phương ở Việt Nam nói riêng. Tham gia ứng cử và bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là quyền cơ bản của công dân trong việc xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thông qua việc bầu cử này, nhân dân thực hiện quyền dân chủ bằng cách lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Đối với mỗi cử tri, việc đi bầu cử là quyền lợi đồng thời cũng là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.[7]

Quyền bầu cử không phải là nghĩa vụ của công dân

sửa

Ngày 14 tháng 3 năm 2016, Công văn số 137-CV/BTGTW đính chính khẩu hiệu số 4 tại Hướng dẫn 169-HD/BTGTW về tuyên truyền bầu cử. Theo đó, khẩu hiệu "Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân!" được đính chính thành khẩu hiệu "Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là quyền lợi của mỗi công dân!"[8][9][10]

Quyền bầu cử không tách rời nghĩa vụ của công dân

sửa

Theo tài liệu tuyên truyền bầu cử:

Vận động bầu cử

sửa

Nguyên tắc vận động bầu cử

sửa

Điều 63 Luật Bầu cử quy định[6]:

1. Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó.

3. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.

Về hình thức vận động bầu cử

sửa

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội quy định hai hình thức.

  • Một là gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử.
  • Hai là thông qua phương tiện thông tin đại chúng.

Hành vi bị cấm trong vận động bầu cử:

sửa

- Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.

- Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.

- Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

Thời gian tiến hành vận động

sửa

Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ[6]

Vận động tranh cử thông qua phương tiện truyền thông

sửa

Điều 67 Luật Bầu cử quy định[6]:

1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia.

2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử (nếu có).

3. Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc đăng tải nội dung vận động bầu cử.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đăng tải chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Hệ bầu cử

sửa

Tổng cộng có 866 ứng cử viên tham gia, trong đó có 203 người do Trung ương giới thiệu và 663 người do địa phương giới thiệu và tự ứng cử. 670 người tham gia với tư cách ứng cử viên cho vị trí đại biểu quốc hội kiêm nhiệm, số còn lại là chuyên trách. Về tỷ lệ giới tính có 393 người là phụ nữ. 74 người không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, 185 người thuộc dân tộc thiểu số. Về trình độ học vấn, 563 người có trình độ trên đại học và 293 người có trình độ đại học.[12]

Toàn quốc có gần 69,2 triệu cử tri với trên 84.700 khu vực bỏ phiếu. Thời gian bầu cử là từ 07h00 đến 19h00 ngày 23/5/2021.[13]

Theo Hội đồng Bầu cử Quốc gia, cả nước thành lập 63 Ủy ban bầu cử cấp tỉnh; 682 Ủy ban bầu cử cấp huyện và 10.134 Ủy ban bầu cử cấp xã. 184 Ban bầu cử đại biểu Quốc hội; 1.059 Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; 6.188 Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện; 69.619 Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã. Ở các khu vực bỏ phiếu, các địa phương trong cả nước đã thành lập 84.767 tổ bầu cử.[14]

Tính đến 10h00, đã có nhiều đơn vị bầu cử đã hoàn thành 100% cử tri đi bầu, như 23 đơn vị bầu cử ở Bạc Liêu, 10 đơn vị ở Vĩnh Phúc. Để đảm bảo an ninh, an toàn cho Tổng tuyển cử, nhiều đơn vị Công an đã tiến hành bầu cử sớm. Để tổ chức thành công, an toàn cuộc bầu cử trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bảo đảm quyền bầu cử của công dân, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã ban hành gần 10 văn bản để hướng dẫn công tác tổ chức bầu cử, thực hiện quyền bỏ phiếu của người đang thực hiện cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung, các địa bàn dân cư thực hiện cách ly xã hội hoặc bị phong tỏa do dịch bệnh Covid-19.[15]

Nhận định

sửa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết:

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc:

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:

Ông Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó trưởng Tiểu Ban Văn bản pháp luật và Thông tin tuyên truyền (Hội đồng bầu cử Quốc gia), khẳng định trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các cấp có thẩm quyền đã chỉ đạo, quy định các tình huống cần thực hiện để đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra an toàn, tất cả cử tri, kể cả những bệnh nhân Covid-19 hay F1, F2 đang cách ly, điều trị đều được thực hiện quyền bỏ phiếu.[19]

Theo ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia cho biết các địa phương đã tổ chức cẩn thận, kỹ lưỡng, đảm bảo vừa hoàn thành nhiệm vụ, vừa bảo vệ được sức khỏe người dân. Việc bỏ phiếu tại các khu cách ly tập trung, khu vực đang giãn cách được tổ chức chu đáo, an toàn. Ông Cường cũng nhấn mạnh:

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là chủ nhật, 23-5-2021”. Báo Nhân Dân.
  2. ^ “Ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là chủ nhật, 23-5-2021”. Nhân dân điện tử. 19 tháng 11, 2020. Truy cập 23 tháng 5, 2021.
  3. ^ “Toàn văn Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”. 28 Tháng mười một 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2020. Truy cập 21 Tháng năm 2021.
  4. ^ ‘Thức tỉnh người dân’ về quyền ứng cử, BBC, 5 tháng 2 năm 2016
  5. ^ Đơn vị bầu cử là gì? Có bao nhiêu loại đơn vị bầu cử trong cuộc bầu cử ĐBQH và bầu cử đại biểu HĐND các cấp? Hoài Thu 09/04/2016
  6. ^ a b c d “Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp”. moj.gov.vn. Truy cập 21 Tháng năm 2021.
  7. ^ “Thông báo - Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ News, VietNamNet. “Đừng đi bầu rồi quên ngay mặt đại biểu”. VietNamNet. Truy cập 21 Tháng năm 2021.
  9. ^ https://daklak.gov.vn/-/-inh-chinh-khau-hieu-tuyen-truyen-ve-bau-cu-ai-bieu-quoc-hoi-khoa-xiv-va-ai-bieu-h-nd-cac-cap-nhiem-ky-2016-2021[liên kết hỏng]
  10. ^ “Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn khẩu hiệu tuyên truyền về công tác bầu cử”. UBND Huyện Thăng Bình. Truy cập 21 Tháng năm 2021.
  11. ^ http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/baucu2016/hd?p_pers_id=&p_folder_id=86895222&p_main_news_id=87586173[liên kết hỏng]
  12. ^ “Hơn 560 ứng viên đại biểu Quốc hội trình độ trên đại học”. Báo điện tử VnExpress.
  13. ^ “Ngày bầu cử trên cả nước - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress.
  14. ^ “Hơn 69 triệu cử tri bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND”. Báo Công an nhân dân điện tử.
  15. ^ https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/10-gio-sang-nhieu-khu-vuc-bau-cu-da-co-100-cu-tri-di-bo-phieu-1491878348
  16. ^ “Tổng Bí thư trả lời phỏng vấn báo chí về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”. Báo Nhân Dân.
  17. ^ https://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/TONG-THUAT-Tung-bung-Ngay-hoi-non-song-Ngay-hoi-cua-toan-dan/432132.vgp
  18. ^ https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=56056
  19. ^ “Hội đồng bầu cử: Các điểm bỏ phiếu đảm bảo an toàn cho cử tri”. Báo điện tử VnExpress.
  20. ^ “Tổng thư ký Quốc hội: Cuộc bầu cử thành công tốt đẹp”. Báo điện tử VnExpress.

Liên kết ngoài

sửa