Bắc Thành
Bắc Thành (chữ Hán: 北城) là một danh xưng dùng để chỉ một đơn vị hành chính cấp cao đầu đời nhà Nguyễn, quản lý 11 trấn (tương đương cấp tỉnh ngày nay) ở phía bắc Việt Nam. Đơn vị này được vua Gia Long đặt ra từ năm 1802, được sử dụng cho đến năm 1831, dưới triều vua Minh Mạng thì bị bãi bỏ.
Lãnh thổSửa đổi
Vùng lãnh thổ của Bắc Thành gồm 11 trấn (5 nội trấn và 6 ngoại trấn), tính từ khu vực Ninh Bình trở lên phía bắc. Các trấn của Bắc Thành bao gồm:
Nội trấn: Gồm các trấn đồng bằng và nằm trong nội địa.
- Sơn Nam Thượng
- Sơn Nam Hạ
- Sơn Tây
- Kinh Bắc
- Hải Dương
Ngoại trấn: Gồm các trấn miền núi và giáp với Trung Quốc.
Chức quan cai trịSửa đổi
Lỵ sở của Bắc Thành ban đầu được đặt trong khu vực thành Thăng Long cũ, vốn gần như bị phá hủy bởi chiến tranh và nội loạn, năm 1803 thì chuyển về thành sở mới.
Tổng trấnSửa đổi
- Nguyễn Văn Thành (1802-1806)
- Trương Tấn Bửu (1806-1810)
- Nguyễn Huỳnh Đức (1810-1816)
- Lê Chất (1819-1826)
Hiệp Tổng trấnSửa đổi
- Lê Chất (1810-1819)
- Nguyễn Hữu Thận (1826-?)
Phó Tổng trấnSửa đổi
- Phạm Như Đăng (1810?-?)
- Trương Phúc Đăng
Tham khảoSửa đổi
- Thành trấn Lưu trữ 2008-06-18 tại Wayback Machine