Ba Hòn là một cụm núi thấp, gồm 3 ngọn núi Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Quéo sát bờ biển, thuộc xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Tên gọi Ba Hòn được đặt bởi người dân địa phương để chỉ 3 ngọn núi nằm liền kề nhau.[1] Khu vực này vẫn còn nguyên vẹn rừng và được phân loại là rừng phòng hộ. Hiện tại, chính quyền địa phương cấm khai thác đá tại khu vực này.[2] Ba Hòn là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia, với truyền thống cách mạng nổi bật qua cuộc chiến đấu chống Pháp và chống Mỹ. Trong định hướng phát triển của địa phương, Ba Hòn sẽ phát triển kết hợp 3 loại hình du lịch đặc trưng: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch tham quan di tích văn hóa, lịch sử.

Địa lý chung

sửa

Cụm núi nằm cách thị trấn Hòn Đất 10 km[3] về hướng nam, chệch hướng tây nam, nằm ngay sát bờ biển.[1] Từ thị trấn Hòn Đất đi theo con đường nhựa nằm dọc kênh Hòn Sóc khoảng 5 km để đến Hòn Sóc, từ đó đi tiếp 5 km theo con đường bê tông để đến Ba Hòn.

Cụm gồm 3 ngọn núi:

Trong ba ngọn núi thì Hòn Đất và Hòn Me có kích thước gần bằng nhau. Hòn Quéo nằm về phía tây bắc với kích thước rất nhỏ sát biển. Dưới chân núi Hòn Đất và Hòn Me là các cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa nằm giữa hai núi vị trí trông ra biển có chiều rộng nhất khoảng 1 km. Có một tuyến đường nhựa chạy ngang phía ngoài hai ngọn núi dọc theo bờ biển,[a] phía ngoài cùng tuyến đường là khu vực rộng khoảng 400–500 m là một vành đai ven biển, bao gồm đai rừng ngập mặn phòng hộ ven biển,[4][5] xen kẽ là các khu vực nuôi trồng thủy sản của dân địa phương, chủ yếu là nuôi tôm sú.[6]

Ban đầu, cả ba ngọn núi đều là các hòn đảo, về sau do phù sa bồi đắp xung quanh mà gắn với đất liền.[1][7] Phân vị địa tầng của cụm núi thuộc Giới Cenozoi, hệ Đệ Tứ, thống Holocen. Thành phần trầm tích là cát bột, ít sạn và mảnh vỏ sò, màu xám vàng. Đá có tuổi Pecmi, chủ yếu là đá vôi, đôi nơi có thêm đá dolomit.[8]

Cụm núi nằm trong vùng nhiệt đới,[9][10] nhận không khí ẩm ướt từ vịnh Thái Lan ở phía tây thổi vào. Xung quanh chân núi người dân đào các kênh rạch chằng chịt. Phía tây bắc, phía đông bắc và hướng đông có kênh Hòn Me, phía đông xa hơn có kênh 9.[b]

Sinh vật

sửa

Thực vật

sửa

Vào năm 2013, một nghiên cứu của Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Wildlife At Risk (WAR) nhằm phục vụ cho vận hành Trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me đã thống kê thực vật trong vùng Ba Hòn. Vùng có 154 loài thực vật hoang dã, 13 loài cây rừng được trồng bổ sung và 13 loài cây ăn quả.[14] Các loài thực vật bao gồm:

Động vật

sửa
 
Trăn gấm được xếp vào mức CR: rất nguy cấp, tại vùng Ba Hòn
 
Rắn cạp nia được xếp vào mức EN: nguy cấp, tại vùng Ba Hòn
 
Rắn cạp nong được xếp vào mức EN: nguy cấp, tại vùng Ba Hòn
 
Rắn hổ mang được xếp vào mức EN: nguy cấp, tại vùng Ba Hòn

Năm 2014, theo thống kê Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Wildlife At Risk (WAR), họ đã thống kê động vật trong vùng Ba Hòn, vùng có 34 loài bò sátlưỡng cư.[15] Các loài động vật bao gồm:

Lịch sử

sửa

Khoảng từ đầu thế kỷ 19, vùng Hòn Đất được Xiêm La quốc lộ trình tập lục mô tả có rừng bao phủ cây cối sum suê, có nhiều thảo dược, dân trồng cây thuốc lá, làm dầu rái, đốt than, lấy tổ ong. Khu vực ven biển là rừng ngập mặn, dân cư làm nghề đánh cá và lấy tổ ong.[16]

Theo ghi chép "Truyền thống cách mạng Đảng bộ và quân dân Thổ Sơn anh hùng" của Ban Thường vụ Huyện ủy Hòn Đất phát hành năm 2003, vùng có chiến lược quan trọng trong cả hai cuộc chiến đấu chống Pháp và chống Mỹ. Đây là nơi dừng chân của vận chuyển hàng quân sự, con đường chiến lược 1C từ kênh Vĩnh Tế về rừng U Minh Thượng. Thổ Sơn trong đó có Ba Hòn là vùng căn cứ cách mạng, là bàn đạp đánh vào trung tâm đầu não và các căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng hòa ở Rạch Giá.[17] Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, vùng Ba Hòn là khu vực chiến sự ác liệt giữa quân Giải phóng và quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tháng 1 năm 1962, quân lực Việt Nam Cộng hòa huy động 2.000 quân đánh vào vùng trong một chiến dịch nhiều ngày. Ngày 9 tháng 1 năm 1962, Phan Thị Ràng, thường được biết đến là chị Sứ, một người chiến sĩ phe Giải phóng bị bắt và bị sát hại. Tên tuổi chị trở nên nổi tiếng ở vùng đất này cho đến tận ngày nay.[18]

Theo dữ liệu ghi nhận của chính quyền cách mạng, quân kháng chiến trong vùng đã chiến đấu 300 trận trong thời kỳ 21 năm chiến tranh Việt Nam. Họ đã tiêu diệt 1.560 quân đối phương; phối hợp với quân kháng chiến chủ lực đánh hơn 250 trận, tiêu diệt 3.000 quân đối phương. Số người trong vùng tham gia quân kháng chiến của phe Giải phóng là 230 người.[17] Tại vùng đất này có gần 1.000 quân kháng chiến thiệt mạng.[19] Ngày nay, dưới chân núi Hòn Đất có khu tưởng niệm với tên gọi Khu di tích lịch sử Hòn Đất, phía trong có mộ và nơi thờ chị Sứ.[18]

Ba Hòn ngày nay trở thành Khu di tích lịch sử cấp quốc gia,[20] được công nhận vào năm 1989.[21] Ngày 30 tháng 4 năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân, đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu 9, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, hơn 250 cựu quân dân y, cựu thanh niên xung phong các tỉnh, thành trên khắp miền Tây Nam Bộ đã từng sống, chiến đấu tại vùng Ba Hòn về dự lễ khánh thành Bia lưu niệm Quân dân y tỉnh Kiên Giang. Công trình xây dựng trên diện tích hơn 1.000 m2, gồm có nhà bia, phù điêu, cổng–hàng rào, đường lên hang quân y, cây xanh,... Khu khuôn viên này nằm khá gần khu mộ chị Sứ.[22]

Kinh tế

sửa

Ba Hòn ngày nay thuộc quyền quản lý của xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất. Dân cư trong vùng chủ yếu sống bằng nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Dọc theo chân núi là các khu vườn trồng xoài, các giống năng suất như xoài cát Hòa Lộc. Địa phương cũng đã thành lập Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc Hòn Đất. Diện tích trồng loại xoài này là 400 ha với năng suất 6 tấn/ha.[23]

Cả ba ngọn núi Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Sóc vẫn còn nhiều tiềm năng du lịch lớn. Hòn Đất có Khu di tích lịch sử và hàng loạt điểm tham quan cách mạng, có khu trưng bày tiếp nhận đá chủ quyền Trường Sa. Hòn Me có trạm cứu hộ động vật hoang dã đầu tiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hòn Quéo có ngôi chùa là địa điểm tham quan tâm linh. Vùng Ba Hòn có nhiều làng nghề truyền thống của người Khmer địa phương như đan đệm lát, làm nồi đất thủ công, xóm đánh lưới ghẹ, ghe câu cá biển gần bờ. Hoạt động du lịch tham quan gắn liền thưởng thức loại hải sản như ghẹ tươi sống, tôm tít, nghêu sò, cá tươi của vùng biển.[24]

Chính quyền tỉnh Kiên Giang đã đầu tư 1.480 tỷ VND cho Dự án công trình xây dựng đường bộ ven biển Hòn Đất–Kiên Lương vào năm 2021. Trong đó, Hòn Me với đường vòng quanh núi sẽ là đầu tuyến của con đường. Tuyến đường có chiều dài 39,4 km, quy mô đường là đường cấp III đồng bằng, với 2 làn xe cơ giới, kết cấu mặt đường cấp cao A1. Mục đích dự án thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, trong đó khai thác tiềm năng du lịch địa phương tại nhiều nơi trong đó có Ba Hòn. Đồng thời, dự án giao thông này góp phần tăng cường năng lực quốc phòng.[25]

Chính quyền đang lập quy hoạch phát triển vùng Ba Hòn trong thời gian tới, trong đó diện tích quy hoạch du lịch được xác định là 505 ha. Trong diện tích quy hoạch đó diện tích 100 ha đất bãi bồi ven biển Hòn Me và Hòn Đất sẽ xây dựng khu cảng biển du lịch, khu bãi tắm biển nhân tạo, khu nghỉ dưỡng ngắn ngày, khu resort, làng sinh thái, khu đô thị, khu vui chơi, giải trí,... Chính quyền địa phương sẽ thúc đẩy phát triển kết hợp 3 loại hình du lịch đặc trưng: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch tham quan di tích văn hóa, lịch sử.[26]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Tuyến đường nhựa này là tuyến chức năng "đường giao thông nông thôn kết hợp đê biển". Gọi là Đê Quốc Phòng.
  2. ^ Kênh quanh núi, thuộc xã Thổ Sơn. Xem bản đồ.[11] Kênh liệt kê thuộc xã Thổ Sơn: kênh Hòn Me, kênh 9.[12][13]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Trung tâm thông tin và chuyển giao tiến bộ sinh học Việt Nam 2000, tr. 351.
  2. ^ Hoài Anh (ngày 27 tháng 12 năm 2013). “Khoanh định 97 địa điểm và mỏ cấm khai thác khoáng sản”. cucthongkekg.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ Đào Trung Chánh (ngày 24 tháng 4 năm 2014). “Thăm lại xứ Hòn”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ Lê Huy Hải (ngày 28 tháng 10 năm 2019). “Kiên Giang thực hiện 4 dự án trồng rừng”. báo Dân tộc miền núi. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.
  5. ^ Lê Huy Hải (ngày 31 tháng 5 năm 2022). “Kiên Giang khôi phục rừng ngập mặn phòng hộ ven biển”. Vnanet. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.
  6. ^ Lưu Văn Tâm và nhiều tác giả 2016, tr. 19.
  7. ^ Lưu Văn Tâm và nhiều tác giả 2016, tr. 17.
  8. ^ Lưu Văn Tâm và nhiều tác giả 2016, tr. 80.
  9. ^ Đức Bình (ngày 14 tháng 10 năm 2023). “Đặc sắc ba vùng du lịch của Kiên Giang”. báo Nhân Dân. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.
  10. ^ Lê Huy Hải (ngày 10 tháng 8 năm 2020). “Kiên Giang: Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng phó với thiên tai”. Trang thông tin điện tử Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.
  11. ^ Google Map (giao thông), ngày 14 tháng 10 năm 2023
  12. ^ Check quy hoạch: Bản đồ quy hoạch xã Thổ Sơn
  13. ^ “QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG” (PDF). ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.
  14. ^ Phạm Đoàn Quốc Vương (2013). “KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC VẬT (KHU VỰC HÒN ME, HÒN ĐẤT, HÒN QUÉO XÃ THỔ SƠN-HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG)” (PDF). Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WAR.
  15. ^ Nguyễn Vũ Khôi (2014). “DANH LỤC BẰNG HÌNH ẢNH CÁC LOÀI BÒ SÁT, LƯỠNG CƯ TẠI KHU VỰC BA HÒN, HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG” (PDF). Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WAR.
  16. ^ Phạm Hoàng Quân trích dịch (ngày 30 tháng 10 năm 2014). “Xiêm La quốc lộ trình tập lục - Giới thiệu và trích dịch”. khoavanhoc-ngonngu.edu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  17. ^ a b Thùy Trang (ngày 9 tháng 1 năm 2023). “Đổi thay xã anh hùng Thổ Sơn”. báo Kiên Giang. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
  18. ^ a b Duy Nhân (ngày 29 tháng 4 năm 2023). "Hòn Đất" và chị Sứ anh hùng”. báo Người Lao động. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
  19. ^ Thế Hạnh, Thu Hương (ngày 30 tháng 4 năm 2022). “Về Hòn Đất - nơi giàu truyền thống cách mạng”. báo Văn hóa. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
  20. ^ Nguyên Anh (ngày 5 tháng 1 năm 2022). “Du lịch "xứ Hòn" ở Kiên Giang: Tiềm năng rất lớn, chờ đợi bước chuyển mình”. báo Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  21. ^ Kim Huê (ngày 12 tháng 1 năm 2016). “Về Hòn Đất thăm Chị Sứ”. tuyengiaoangiang.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  22. ^ “Thủ tướng dự khánh thành Bia lưu niệm Quân dân y ở Kiên Giang”. tapchicongsan.org.vn. ngày 1 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  23. ^ Chí Công (ngày 23 tháng 7 năm 2023). “Nghề gánh xoài cát Hòa Lộc 'sống khỏe' ở xứ hòn”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
  24. ^ Đức Hồng (ngày 15 tháng 12 năm 2015). “Địa danh lịch sử cụm Ba Hòn Kiên Giang”. báo Bình Phước. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
  25. ^ “Kiên Giang: Đầu tư xây dựng đường bộ ven biển Hòn Đất - Kiên Lương”. Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải. ngày 5 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
  26. ^ Thái Hà (ngày 17 tháng 1 năm 2020). “Hòn Đất khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch”. vietnamtourism.gov.vn. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.

Sách

sửa

Tài liệu

sửa